Thời gian 22/11/2024 11:53 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Kiến trúc nhà phố hiện nay – Thực trạng và đề xuất

(Tạp chí KTVN) – Lịch sử phát triển và đặc trưng riêng

Nhà phố là một thuật ngữ để chỉ những ngôi nhà liền kề, nhà chia lô được xây dựng – hình thành trên các tuyến phố mới trong các khu đô thị, các tuyến đường mới, các khu ở được quy hoạch triển khai. Ở nước ta, tại các thành phố đã và đang phát triển, nhà phố cũng góp mặt trong giai đoạn hình thành và phát triển đô thị cho tới nay. Trong các giai đoạn đầu, khái niệm nhà phố chính là nhà mặt phố quy mô 1-2 tầng, dọc theo những tuyến nhà phố di sản để lại từ thời kiến trúc Pháp thuộc. Thời “mở cửa”, nhiều tuyến đường mới được triển khai xây dựng – khái niệm đô thị mới xuất hiện, lại thêm một lần loại hình nhà phố phát triển nở rộ, các dãy nhà được quy hoạch phân ô xây dựng chạy theo mặt phố. Giai đoạn này, nhà phố mới thông thường được xây dựng thuần túy để ở, quy mô 3-5 tầng khuôn khổ ô đất nhỏ, trung bình khoảng 4.5m, rất phù hợp với quy mô kinh tế nhỏ và vừa, trở thành thế hệ thứ 2 của quá trình phát triển nhà phố.

Với riêng trường hợp đô thị Hà Nội, từ khi trở thành kinh thành thì cũng dần hình thành phố thị, liên kết sản xuất thành phường hội rồi giao thương thành phố phường. Trong giai đoạn Pháp thuộc, phố thì được quy hoạch theo dạng thành phố vườn châu Âu, phát triển thành các phố ô bàn cờ với các đặc thù, tính chất riêng: hành chính, thương mại hay chỉ đơn thuần là khu ở, có thể là cấp độ trung ương, thành phố hay quận, thị xã, thị trấn, hoặc chỉ là phố do chủ đầu tư đặt tên trong các dự án đô thị của mình. Phố là tuyến đường mà có công trình ở hai bên, nên nhà phố cũng bao gồm tất cả các thể loại công trình có mặt trên tuyến phố đó. Trong các đồ án quy hoạch, tùy vị trí công trình mà nhà phố có chức năng khác nhau: công trình chủ thể, dẫn hướng hay vây hợp (đối với khu vực quảng trường, không gian trống).

Về lịch sử, nhà liền kế hay nhà phố là loại hình nhà ở xuất hiện rất sớm tại các đô thị Việt Nam cuối thế kỷ 18, tiêu biểu như ở Hà Nội và một số các tỉnh phía Bắc như Nam Định,  Hải Phòng

.

 

 

 

 

 


Nhà biệt thự dọc theo tuyến phố với kiểu kiến trúc đặc trưng khu phố cũ TP Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà biệt thự dọc theo tuyến phố với kiểu kiến trúc đặc trưng khu phố cũ TP Hà Nội

Tại Hà Nội,

 

 

 

 

 

 

 

 

tính thường trực và thời sự của nhà phố là đáng chú ý nhất. Vốn liên tục được làm mới và sửa chữa cho phù hợp ở những giai đoạn khác nhau của quá trình đô thị hóa. Loại nhà này là 1 bộ phận cấu thành các đường phố và không gian đô thị. Hơn nữa, nhà phố cũng là cơ sở để phát triển những kiểu nhà mới phù hợp với những thay đổi của cuộc sống. Thực trạng hiện nay cho thấy, số lượng nhà phố vẫn chiếm chủ yếu đa số tại các vùng trung tâm đô thị, và đang có xu hướng lan nhanh ra các khu vực khác bao gồm cả khu vực ngoại thành.

Những tồn tại trong kiến trúc nhà phố hiện nay

Về quy hoạch kiến trúc cảnh quan: Có một thực tế hiện nay là các công trình nhà phố còn rất lộn xộn gây nên hiện trạng phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, mong muốn sở hữu cao coi là tài sản riêng của người dân đối với đất, nhà, nên trong quyết định 123/2001/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội có loại nhà 40% thấp tầng và 60% cao tầng. Hầu như các công trình nhà phố – biệt thự lúc đầu thả lỏng chỉ quy định quy mô, ít quan tâm hơn đến bộ dạng kiến trúc, xây dựng đồng bộ. Việc tận dụng đất tối đa nên việc tạo các khoảng lùi thay đổi, các không gian trống, màu sắc của từng nhóm công trình không được quan tâm dẫn đến tuyến phố có dạng buồn tẻ, đơn điệu, không điểm nhấn.

Nhiều khu đô thị mới tuy đặt tên là nhà phố, nhà thương mại nhưng thực chất lại không phải là nơi giao thương khi có cổng, tường rào kiểm soát, không có giao thông tiếp cận từ ngoài vào nên nhiều nơi chết cả nghĩa đen, nghĩa bóng. Các dãy phố thương mại cũng chưa học hỏi mô hình nước ngoài khi tầng 1 có mái hiên hoặc lùi tường tạo hành lang thuận tiện cho người tiếp cận sử dụng.

Về kiến trúc: Tuy đã có nhiều nghiên cứu về các giải pháp kiến trúc cho nhà phố nhưng phần lớn các giải pháp được đề xuất chỉ áp dụng cho các trường hợp mô hình chung, thiếu tính thực tiễn, chưa quan tâm đến nhu cầu và điều kiện thực tế của người dân. Kiến trúc nhà phố hiện nay chủ yếu còn manh mún, riêng lẻ mà ít chú ý đến tổng thể và sự đồng bộ. Các xu hướng kiến trúc nhại cổ, học đòi, thiếu tính văn hóa và vi khí hậu cũng rất phổ biến trong kiến trúc nhà phố thời gian qua.

Về kiểu dáng kiến trúc nhà phố, xuất hiện tình trạng nhái cổ, sai tỷ xích này diễn ra nhiều nơi, nhất là trong những tòa nhà riêng lẻ, xây xen lẫn trong các phố nội thành. Những thiết kế mang tính sáng tạo nghệ thuật, đánh dấu thời đại xây dựng, đoạt giải quốc tế còn thiếu đất dụng võ trong các khu đô thị này do quan niệm xu hướng xanh, thích ứng khí hậu nhiệt đới sẽ có kinh phí cao hơn.

Do có vị trí thường bám theo các tuyến đường, nên có nhiều hướng nhà khác nhau và luôn thụ động trong việc lựa chọn hướng tốt cho công trình. Nhiều công trình do vị trí phải hướng mặt tiền vào những hướng bất lợi, không thuận lợi cho việc đón gió mát và chịu tác động lớn của bức xạ mặt trời. Việc mặt bằng trải dài có chiều sâu lớn, số lượng công trình có diện tích nhỏ, một mặt thoáng tiếp xúc với mặt trời khiến lưu thông không khí theo trục đứng là chủ yếu khiến công trình thiếu mức độ về tiện nghi vi khí hậu, gây nên hiện tượng khí quẩn, khí ngạt ở các không gian sâu trong nhà.

Việc tổ chức cấu trúc cầu thang giữa phổ biến với nhà phố hiện nay cũng mang đến sự lãng phí và bất tiện khi không gian ở bị phân tán về hai đầu công trình, phần không gian quan trọng trung tâm nhà chủ yếu dành cho thang và vệ sinh. Với kết cấu mái, đa số các nhà lô phố ở Hà Nội hiện nay sử dụng thêm một lớp mái tôn ở bên trên để chống nóng, chưa thực sự tạo nên tính tiện nghi về cách nhiệt tối ưu cho công trình trước hiện trạng khí hậu có mức độ và thời gian bức xạ mặt trời lớn như tại Việt Nam.

Trong một số khu đô thị mới và các dự án nhà liền kề, các mẫu nhà được thiết kế sẵn điển hình và thi công hàng loạt nên khi các chủ nhà mua và nhận nhà đa số đều phải cải tạo, sửa chữa thậm chí là đập phá thay đổi cấu trúc dẫn đến lãng phí thời gian, vật liệu và tài chính.

Những đề xuất cho phát triển kiến trúc nhà phố

Về quy hoạch cảnh quan:

Quy hoạch tổng thể các khu nhà phố cần có các chỉ dẫn rõ ràng và thống nhất, sáng tạo nhưng tránh khiên cưỡng gò ép.

Để quản lý thật tốt bộ mặt kiến trúc đô thị cho tuyến phố nhà phố, không thể quy định hay hạn chế cứng nhắc, chỉ cần quản lý thật tốt một số yếu tố liên quan. Khuyến khích những phong cách có nét riêng đặc trưng của mỗi vùng xã hội, luôn tôn trọng yếu tố cây xanh, yếu tố xanh cho kiến trúc công trình. Có thể xem xét kế thừa phong cách “kiến trúc tường rào” của các trục phố chính trong nội thành.

Để tạo ra những diện mạo riêng cho từng không gian đường phố, định hướng và quản lý, cần sự đổi mới trên nhiều phương diện như một cuộc cách mạng: Quy định không gian – chiều cao, hình thái kiến trúc mỗi khu vực cũng như tạo ra những nhịp điệu vần luật cho một tuyến công trình, được xử lý đúng chỗ về khoảng lùi sân – công trình – lề đường, sự đan xen hài hòa giữa vật liệu, màu sắc và cây xanh. Nhà phố sẽ luôn tồn tại và là một đặc trưng của đô thị phát triển sinh động, tràn đầy sức sống. Tính vần luật còn là sự bố cục ngẫu nhiên, đặc – rỗng- cây xanh cho một cụm công trình hay cả một tổng thể. Để không gian phố cần nhìn đẹp, thoáng… vai trò khoảng lùi của công trình cũng là một vấn đề quản lý đô thị nghiên cứu vận dụng hợp lý.

Hiện nay có nhiều khu nhà phố trong những khu đô thị chỉ được khoác lên mình một lớp áo màu trắng nhàm chán. Nên chăng ta để kiến trúc một màu? Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu và quản lý cho uyển chuyển, dựa vào yếu tố vùng, vị trí địa lý và lịch sử đã có. Màu sắc làm cho kiến trúc nhà phố, đường phố trở nên sống động, cũng có thể làm cho trở nên tối rắm, nát vụn. Hãy để sự pha trộn màu sắc kiến trúc theo quy luật tạo nên một nhịp điệu cuộc sống. Màu sắc là cây – hoa, là vật liệu ngôi nhà, là màu sơn trang trí, là nhịp sống đường phố, cũng còn là dấu ấn riêng cho một không gian đường phố nào đó.

Về kiến trúc:

Để những ngôi nhà mặt phố tạo ra diện mạo mới trong sáng tạo ra những nhịp điệu sống động cho phố phường rất cần những đóng góp hình khối và phối cảnh thật hợp lí, phù hợp cảnh quan chung của các nhà thiết kế. Việc đổi mới phong cách hay chi tiết kiến trúc phụ thuộc vào xu hướng cho ra ý tưởng sáng tác của người làm thiết kế. 04 yếu tố cơ bản nhất bao gồm: Kiến trúc, Công năng, Khí hậu, Kinh tế, Văn hóa – vật liệu.

Trong xu thế “Kiến trúc xanh – bền vững” phát triển mạnh mẽ, với mô hình nhà phố hiện đại, khái niệm kiến trúc xanh cũng có thể được hiểu đồng nhất một phần với mô hình Kiến trúc hiệu quả năng lượng. Vòng đời trung bình của công trình nhà phố từ 30-50 năm, một công trình nhà phố xanh có thể tiết kiệm đến 30% mức sử dụng năng lượng so với thông thường, qua đó giảm chi phí vận hành và các tác động tiêu cực đến môi trường.

Trong kiến trúc, lớp vỏ công trình là biện pháp căn bản để tiết kiệm năng lượng bao gồm tường bên ngoài, mái, kính. Với mô hình nhà phố phổ biến tại các đô thị hiện nay, giải pháp thích hợp là “giải pháp kiến trúc thoáng hở”. Trong đó, lớp vỏ bao che của ngôi nhà cần phải được che các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp. Đối với các kết cấu như tường và mái nhà cần được cách nhiệt để hạn chế hiện tượng dẫn nhiệt vào nhà. Đối với việc tổ chức không gian bên trong nhà phải được bố trí thông thoáng tự nhiên.

Với mặt đứng công trình, Giải pháp che bức xạ mặt trời Double Skin Façade (DSF) là giảp pháp thích hợp với nhà phố có mặt tiền sử dụng cho mục đích kinh doanh. Giải pháp này không những có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện vi khí hậu trong nhà mà còn góp phần cải tạo mặt đứng nhà trên tuyến phố và cải thiện bộ mặt kiến trúc tạo mỹ quan đô thị. Ô văng hay là kết cấu che nắng nằm ngang được lắp đặt ngay phía trên đầu cửa sổ và thường vươn xa khỏi tường một khoảng để tạo bóng cho cửa sổ bên dưới hạn chế các tia bức xạ mặt trời chiếu vào phòng. Cần tăng cường sử dụng theo nhiều dạng linh hoạt sẽ giúp hạn chế bức xạ nhiệt và công trình.

Với mái công trình, cần có giải pháp che bức xạ mặt trời gồm giải pháp bố trí mái phụ che nắng là giải pháp phù hợp và giải pháp tạo một khoảng không khí lưu thông giữa mái và một lớp kết cấu phụ là thích hợp. Kết hợp đồng bộ việc sử dụng vật liệu cách nhiệt cho bộ phận kết cấu để hạn chế nhiệt dẫn vào trong nhà. 02 phương án điển hình áp dụng vật liệu cách nhiệt là tấm Gachmat và sơn phủ cách nhiệt Topps Seal.

Giải pháp thông gió xuyên phòng là giải pháp thích hợp cho kiến trúc nhà phố. Để có thể tổ chức thông gió xuyên phòng cho nhà phố cần phải áp dụng các giải pháp như: (i) Giải pháp lỗ thông gió tường đầu hồi; (ii) Giải pháp tạo các khoảng hở thông gió phía trên đầu tường trong và ngoài nhà; (iii) Giải pháp ống khói thông gió. Trong trường hợp phòng chỉ có một cửa gió vào cần sử dụng thêm các giải pháp thông gió chủ động như quạt hút gió, chụp hút gió, cầu thông gió để hỗ trợ cho việc thông gió tự nhiên xuyên phòng.

Đối với các công trình nhà phố xây mới, thiết kế mẫu cần xuất phát chính từ các yêu cầu tối thiểu của không gian chức năng, từ kích thước đồ đạc nội thất để định đoạt kích thước ngôi nhà, tránh tình trạng chỉ tập trung vào mặt tiền bắt mắt mà đưa ra những không gian

tùy tiện, chỗ thừa chỗ thiếu, hoặc không bố trí được nội thất sau này khi người ở vào nhận nhà.

Về mặt tổ chức không gian nhà phố ngày nay việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng là một yêu cầu bắt buộc và hợp xu thế. Các thiết bị và các cấu tạo mới cần xem xét áp dụng tối đa …nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trước mắt và cả khả năng bổ xung nâng cấp sau này khi có điều kiện kinh tế. Cân nhắc và xem xét các thiết bị mới như thang máy gia đình (home lift) các loại vách ngăn, mái che dị động, hệ thống điều khiển tòa nhà, điều hòa và cấp nước nóng tiết kiệm năng lượng v.v

Đề xuất thiết kế loại hình nhà phố Shophouse

Loại hình nhà Shophouse xuất hiện khoẳng 5 năm gần đây, gắn liền với nhu cầu kinh doanh thương mại dịch vụ ở các đô thị tăng cao, kết hợp ở với cửa hàng thương mại nên còn được gọi là nhà phố thương mại.

Về tính sở hữu, Nếu căn cứ trên chức năng sử dụng, với diện tích ở (house) là vĩnh viễn và phần diện tích kinh doanh (shop) là 50 năm. Vấn đề xảy ra là mâu thuẫn về thời hạn sở hữu các phần không gian khác nhau ngay trong cùng một ngôi nhà. Đặc biệt, trong một số trường hợp một số dự án Shophouse xây dựng trên đất chỉ được sử dụng làm dự án xây dựng cơ sở thương mại, dịch vụ có thời hạn nhất định nên hoàn toàn không được cấp sổ đỏ như nhà phố liền kề thông thường. Do vậy, tính sở hữu Shophouse cần được xác định và nghiên cứu cho phù hợp.

Về thiết kế, Shophouse là loại hình nhà ở mới và chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn, pháp lý. Trong tổ chức quy hoạch toàn khu, Shophouse phải được bố trí vị trí phù hợp với thiết kế toàn khu đô thị, trên một hạ tầng thống nhất. Kiến trúc Shophouse trên toàn khu cần đạt được sự đồng nhất cao, tạo nên sự đồng điệu, thẩm mỹ cho toàn khu đô thị. Shophouse cần được đặt ở các vị trí giao lộ, dễ dàng để tiếp cận và mua bán.

Do Shophouse được thiết kế là nhà ở thương mại, nghĩa là vừa ở, vừa kinh doanh, bởi vậy kiến trúc tổ chức không gian Shophouse cần đảm bảo thuận lợi để khách hàng sử dụng với cả hai mục đích trên, đồng thời phù hợp với pháp luật khi việc bố trí các không gian phòng ở lâu dài như đối với nhà phố là chưa hợp lý.

Thiết kế Shophouse cần phải đảm bảo yêu cầu sinh hoạt, an toàn trong kinh doanh, đặc biệt là vật liệu cháy nổ, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cùng với các quy định cam kết chặt chẽ để người dân tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cầu căn nhà./.

ST

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng