Thời gian 22/11/2024 11:24 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Hoa là vật phẩm không thể thiếu của Người Thái Lan

Hoa ở Thái Lan không chỉ được trồng trong vườn, trong chậu, cắm trong lọ , trong bát mà còn được tết thành từng vòng, được trang trí trong trên bàn ăn...

🌼QUỐC HOA CỦA THÁI LAN 🌼 Muồng hoàng yến... - Học tiếng Thái Lan ...

 

 

 

 

 

Hoa Bò Cạp Vàng được xem là Quốc Hoa của Thái Lan, tượng trưng cho phong thái Hoàng gia, mang nét đặc sắc của giai cấp quý tộc. Ở Thái, màu vàng là màu của Phật Giáo, và cũng là biểu trưng cho sự đoàn kết, yêu thương, hoà hợp của một đất nước Phật Giáo nhất nhì Đông Nam Á.

Đúng vậy, không biết từ bao giờ hoa đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người dân Thái Lan. Trên khắp nẻo đường ở nước này, nhất là ở thủ đô Băng Cốc, đâu đâu cũng trồng cây cảnh và hoa. Đến Băng Cốc vào đúng những dip lễ, tết bạn sẽ được ngắm những rừng hoa với muôn vàn sắc màu ngay trên các con phố chính và khu quảng trường lớn. Các hội nghị, hội thảo, tiệc chiêu đãi luôn được trang trí bằng hoa. Hoa còn được làm bằng những quả cà chua, những củ cà rốt, quả ớt, cọng hành, những trái cây đặc sản... để trưng bày trên các bàn tiệc. 

Không phải là nhà nghiên cứu về hoa nên chúng tôi không thể giới thiệu hết được tên của tất cả các loài hoa có mặt ở Thái Lan. Chỉ biết rằng, Thái Lan từ lâu đã rất nổi tiếng về hoa phong lan, về công nghệ sinh học trong trồng, nhân giống và lai tạo các giống hoa trong và nước ngoài. Thái Lan có những giống hoa phong lan quý hiếm đến nỗi nhiều nhà sưu tầm sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn USD  để mua hoặc thậm trí đánh cắp. Hiện Thái Lan đã có đến hơn 100 loại phong lan nội địa đã đăng ký, tất nhiên là còn hàng trăm loại khác nữa mà người ta chưa biết đến. Riêng vườn bách thảo mang tên Hoàng hậu Sirikit ở Mae Rim cũng đã có đến 260 loại phong lan. Giới thiệu với khách về những đứa con tinh thần này là niềm hạnh phúc vô biên của tiến sĩ Virachai Nanakorn, giám đốc Vườn bách thảo này. Những cái tên khoa học được ông nhắc đến một cách trìu mến, nào là Phalaenopsis Gibbosa một loại phong lan của Việt Nam đã có mặt ở Thái Lan từ cách đây 30-50 năm, Cattleya, Paphiopedilum, Bellatum, Niveum, Godfroyae... 

Độc lạ loài lan hài 'Vàng của Kinabalu', 15 năm nở 1 lần - Báo ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lan Hài (Paphiopedilum)

Không chỉ có phong lan mà Thái Lan còn có hàng trăm loại hồng, hàng trăm loại cúc... cùng những loại hoa quý khác của nhiều nước trên thế giới. 

Hoa ở Thái Lan không chỉ được trồng trong vườn, trong chậu, cắm trong lọ, trong bát mà còn được tết thành từng vòng. Vòng to, dài để choàng lên cổ còn vòng nhỏ, ngắn để đeo vào cổ tay. Khách quý khi đến Thái Lan hoặc đến thăm nhà bạn bè đều được chào đón bằng những vòng hoa này. Chúng được tết một cách công phu với những loại hoa có mùi thơm vừa sâu lắng vừa dịu dàng như muốn bày tỏ tấm lòng hiếu khách đậm đà của chủ nhà. Những vòng hoa to đẹp, đặc biệt phải đặt trước. Nhưng người ta vẫn có thể mua những vòng hoa bình thường trên các hè phố, tại các khu chợ, các siêu thị, trước các cửa chùa, cửa đền hoặc ngay khi đang lái xe trên đường phố. Mỗi khi đèn giao thông bật đỏ, các xe dừng lại và đám trẻ bán hoa sẽ nhanh chóng đến bên cửa kính ôtô để mời bạn mua một vòng hoa, giá chỉ từ 15 đến 20 Bạt. 

Hoa ở Thái Lan được dùng vào nhiều mục đích và theo nhiều cách khác nhau. Nhiều người lái taxi thường mua các vòng hoa để treo trên gương soi hậu nhằm tránh buồn ngủ, tránh tai nạn. Các bà, các chị thường mua hoa để lễ chùa, lễ miếu hoặc để dâng trên bàn thờ trong gia đình mỗi ngày. Mừng nhà mới, mừng bạn bè được lên lương lên chức, mừng sinh nhật hoặc những đám tang chay đều có hoa. 

Nếu đến Thái Lan vào cuối mùa mưa, bạn sẽ được chứng kiến ngày hội thả đèn, gọi là Loy Krathong. Ngày hội này đã có từ cách đây 7 thế kỷ, thời vua Sukhothai. Những chiếc đèn nhiều kích cỡ khác nhau, được gấp từ lá chuối tươi thành hình hoa sen nở. Những chiếc đèn này được thả trôi xuôi dòng nước trên sông hoặc kênh mương, đem theo hương, nến cùng hoa. Dưới ánh trăng rằm, cả một biển hoa đèn lung linh trên sông nước - lễ vặt dâng thần nước khiến du khách không khỏi thán phục nghệ thuật trang trí hoa của người dân Thái Lan. 

Ngoài ra, Thái Lan còn có một cách dùng hoa rất lạ- hoa khô. Hoa khô để cả cành cắm trong những chiếc lọ để ở góc nhà là chuyện bình thường. Nhưng hoa khô dùng làm Bu-nga Rampai thì chỉ ở Thái Lan mới có. Thực ra, cái tên Bu-nga Rampai là xuất xứ từ đảo Java và ngày nay người dân Thái Lan chỉ gọi ngắn gọn là Bu-nga (Túi thơm), có nghĩa là những cánh hoa khô bọc trong tấm gạc hoặc cái túi làm bằng gạc theo nhiều hinh dáng khác nhau. Một điều quan trọng đối với Bu-nga là cả tấm vải gạc bọc cũng như những cánh hoa được bọc đều phải có hương thơm lâu bền. Việc xử lý đòi hỏi nhiều công phu, từ phơi khô đến tẩm ướp. Bu-nga (Túi thơm) được dùng để tặng khách đến dự những sự kiện vui vẻ như đám cưới, khánh thành nhà mới, lễ cưới bạc, cưới vàng.… 

Ngày nay, mặc dù kinh tế Thái Lan đang vô cùng khó khăn… Ôtô có thể giảm trên đường phố, việc chi tiêu có thể bị cắt xén, những chuyến du lịch trong và ngoài nước có thể bị hủy, những bữa cơm của người dân bình thường Thái Lan có thể giảm về chất và lượng nhưng hoa thì không bao giờ thiếu vắng. Hoa là cuộc sống của người Thái Lan bởi hương vị ngọt ngào của hoa là niềm vui của họ. Và thật thú vị nếu các bạn biết rằng Nhà Vua Vajiravudh của Thái Lan (Vua Rama VI, 1910-1925) đã viết cả một cuốn truyện về Bông hồng đỏ mang tên Madanabadha, tạm dịch là “Nỗi đau của tình yêu”. Tư đó đến nay bông hồng đỏ thường được dùng làm sứ giả của tình yêu trong ngày thánh Valentine hàng năm ở Thái Lan. 

                                                                             Theo Tạp chí VNHS

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng