Sáng 26 tháng 12 năm 2023 tại Viện nghiên cứu rau quả, Liên Hiệp Hội Việt Nam và Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cơ quan chủ trì thực hiện Hội thảo “Đề xuất giải pháp thực hiện Quyết định số 4081/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển hoa cây cảnh đến năm 2030”
TS. Nguyễn Hữu Vạn - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Đến dự có TS. Nguyễn Hữu Vạn Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, đại diện Bộ NN&PTNT, Viện nghiên cứu rau quả có PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng Viện Trưởng, PGS.TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện Trưởng, lãnh đạo Trung trâm nghiên cứu và phát triển Hoa, cây cảnh, đại diện Hội làm vườn Việt Nam, Hội SVC Tp Hà Nội, Hội SVC Bắc Ninh, lãnh đạo xã Xuân Quan, Phụng Công huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, các nhà vườn SVC tại Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh đại diện cho khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo Chủ tịch Hội SVC Việt Nam TS. Nguyễn Hữu Vạn nhấn mạnh Quyết định số 4081/QĐ-BNN-TT là căn cứ quan trọng để ngành Sinh vật cảnh thực hiện bước phát triển theo định hướng của Bộ NN&PTNT, để có được Quyết định này là sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội SVC Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Để hiện thực hóa các mục tiêu cụ thể của Quyết định 4081 cần sự chung tay của các cấp Hội, các nhà vườn, hội viên, cần xây dựng kế hoạch cụ thể mới có thể đảm bảo thực hiện thành công.
“Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành hoa, cây cảnh giai đoạn 2022 - 2030 đạt khoảng 6 - 8%/năm. Giá trị sản xuất hoa, cây cảnh năm 2025 đạt khoảng 50 - 55 nghìn tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 75 nghìn tỷ đồng. - Giá trị xuất khẩu sản phẩm hoa, cây cảnh năm 2025 đạt khoảng 130 - 150 triệu USD; đến năm 2030 đạt khoảng 180 - 200 triệu USD. - Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng hoa, cây cảnh đạt bình quân khoảng 700 - 750 triệu đồng/năm. - Phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 130 - 150 làng nghề hoa, cây cảnh được cấp có thẩm quyền công nhận” trích mục tiêu của quyết định 4081.
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của đất nước rất nhanh, diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp nói chung và đất dành cho phát triển hoa, cây cảnh bị thu hẹp. Nhu cầu các sản phẩm SVC phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng tăng, nhưng chúng ta sản xuất SVC nói chung hoa và cây cảnh nói riêng còn rất khiêm tốn.
TS. Nguyễn Văn Tỉnh Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Hoa, Cây cảnh - Bộ Nông nghiệp báo cáo thực trạng về phát triển hoa cây cảnh của Việt Nam
Quy mô, diện tích trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam tăng trưởng qua các năm về diện tích, số lượng và giá trị.
Chỉ tiêu |
Năm 2000 |
Năm 2005 |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2021 |
Tổng diện tích (ha) |
6.800 |
11.600 |
22.200 |
36.278 |
49.000 |
Giá trị sản lượng (Tỷ.đ) |
850 |
1.856 |
4.884 |
15.252 |
37.900 |
Giá trị thu nhập TB (Tr.đ/ha/năm) |
125 |
160 |
220 |
280 |
350 |
Mức tăng diện tích so với 2000 (lần) |
1.0 |
1.7 |
3.3 |
3.9 |
6.6 |
Mức tăng giá trị sản lượng so với 2000 (lần) |
1.0 |
2.2 |
5.7 |
15.4 |
17.6 |
Số lượng củ Lily từ Hà Lan xuất khẩu sang các nước (từ 2014-2018)
ĐVT: triệu củ - (Nguồn Hiệp hội hoa Hà Lan 4-2019)
Quốc gia |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Australia |
0 |
31,342 |
45,702 |
42,002 |
30,705 |
Belarus |
0 |
862 |
478 |
810 |
511 |
Brazil |
0 |
680 |
20,583 |
19,361 |
21,422 |
Canada |
0 |
12,352 |
14,596 |
13,451 |
15,881 |
Chili |
0 |
49,675 |
74,841 |
54,111 |
53,964 |
China |
0 |
242,291 |
256,551 |
280,959 |
269,534 |
Colombia |
0 |
49,646 |
68,138 |
77,007 |
79,894 |
Costa Rica |
0 |
43,589 |
45,528 |
41,910 |
38,764 |
Ecuador |
0 |
26,251 |
30,640 |
30,484 |
33,132 |
India |
0 |
21,941 |
26,404 |
25,704 |
25,379 |
Iran |
0 |
8,034 |
9,090 |
10,340 |
8,591 |
Israel |
0 |
9,833 |
10,726 |
8,572 |
9,845 |
Japan |
0 |
74,000 |
83,794 |
82,103 |
75,081 |
Mexico |
0 |
106,495 |
119,645 |
117,737 |
122,195 |
New Zealand |
0 |
16,119 |
12,731 |
10,160 |
12,394 |
Norway |
0 |
3,055 |
3,309 |
2,654 |
2,461 |
Ukraine |
0 |
572 |
1,028 |
722 |
1,778 |
Other countries |
0 |
54,867 |
53,634 |
55,997 |
58,157 |
Pakistan |
0 |
48 |
106 |
33 |
170 |
Russian Federation |
0 |
10,412 |
9,259 |
9,073 |
6,040 |
Taiwan |
0 |
46,650 |
41,314 |
50,321 |
47,991 |
Turkey |
0 |
4,939 |
4,195 |
3,863 |
3,664 |
Mỹ |
0 |
113,500 |
131,489 |
134,013 |
126,978 |
Việt Nam |
0 |
98,042 |
113,033 |
123,040 |
149,777 |
South Africa |
0 |
9,554 |
12,880 |
11,595 |
11,115 |
South Korea |
0 |
13,114 |
12,978 |
13,991 |
13,647 |
|
1,047,863 |
1,202,672 |
1,220,013 |
1,219,070 |
Năm |
Tổng kim ngạch xuất khẩu hoa lan của Đài Loan (1.000 USD) |
|
|||||
TT |
Quốc gia |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Tốc độ tăng trưởng |
1 |
Mỹ |
$57.289,21 |
$54.952,33 |
$54.805,14 |
$57.760,45 |
$57.491,38 |
0% |
2 |
Nhật bản |
$46.568,97 |
$43.194,91 |
$48.667,22 |
$51.249,14 |
$53.819,57 |
5% |
3 |
Việt Nam |
$5.322,80 |
$8.017,21 |
$7.486,25 |
$11.984,27 |
$16.627,31 |
39% |
4 |
Hà Lan |
$25.962,12 |
$20.977,61 |
$16.428,76 |
$15.158,60 |
$14.997,95 |
-1% |
5 |
Hàn Quốc |
$15.665,24 |
$14.692,57 |
$12.732,54 |
$8.293,35 |
$10.104,79 |
22% |
6 |
Úc |
$5.223,94 |
$7.055,30 |
$6.984,48 |
$7.867,26 |
$8.720,52 |
11% |
7 |
Canada |
$3.161,27 |
$3.818,68 |
$3.870,96 |
$3.915,05 |
$5.298,82 |
35% |
8 |
Braxin |
|
$2.894,77 |
$1.654,36 |
$3.500,41 |
$4.830,21 |
38% |
9 |
Anh |
$3.165,05 |
$3.144,61 |
$2.919,30 |
$2.611,61 |
$2.492,91 |
-5% |
10 |
Singapore |
$1.838,15 |
$1.973,04 |
$1.777,28 |
$2.097,02 |
$2.329,10 |
11% |
Các quốc gia khác |
$19.286,84 |
$16.106,36 |
$15.477,33 |
$13.901,32 |
$15.416,11 |
11% |
|
Tổng cộng |
$183.483,60 |
$176.827,38 |
$172.803,61 |
$178.338,47 |
$192.128,67 |
8% |
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng về nhập khẩu hoa lan lớn nhất từ Đài Loan, với giá trị nhập khẩu tăng trưởng rất nhanh, tiếp theo đó là Braxin, Canada, Hàn Quốc nhưng giá trị nhập khẩu thấp hơn nhiều Việt Nam
(Trích báo cáo của Trung tâm nghiên cứu phát triển Hoa và Cây cảnh được trình bày tại Hội thảo)
Hàng năm, chúng ta đang phải nhập rất nhiều loại hoa và cây cảnh từ nước ngoài về phục vụ cho đời sống ngày càng cao của nhân dân. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại hai xã Xuân Quang và Phụng Công huyện Văn Giang nhập các loại Hoa của các doanh nghiệp và nhà vườn từ thị trường Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan phục vụ cho dịp tết Nguyên Đán hàng năm từ 800 - 1.000 tỷ đồng (chủ yếu phân phối về thị trường Tp Hà Nội và một số tỉnh lân cận).
Ông Lê Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Xã Xuân Quan, huyện Văn Giang phát biểu tại Hội Thảo
Xuân Quan là một trong những làng nghề sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh rất lớn phục vụ cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận
TS. Phan Huy Thông Phó Chủ tịch TT Hội Làm vườn Việt Nam tại Hội thảo
Để đánh giá đúng thực trạng về ngành SVC nói chung; Cây cảnh, hoa cảnh nói riêng cần có báo cáo đánh giá đúng hơn, sát với thực tiễn hơn. Đặc biệt đối với lĩnh vực cây cảnh, có nhiều cây cảnh đang giao dịch trong nhân dân với giá trị rất cao, tuy nhiên chúng ta chưa có con số đánh giá nào cụ thể, ngay cả trong Bộ NN&PTNT cũng chưa có bảng thống kê hay chỉ tiêu đánh giá theo phát biểu của TS. Phạm Huy Thông Phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam.
Chủ tịch Hội SVC huyện Văn Giang phát biểu tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, lãnh Hội SVC huyện Văn Giang, lãnh đạo xã Xuân Quan cho biết đã xuất hiện dư thừa một số chủng loại cây cảnh, hoa cảnh mà nhà vườn, doanh nghiệp không bán được, cần có sự định hướng của các cấp, của ngành nông nghiệp, Hội Sinh vật cảnh để cho sự phát triển SVC nói chung, cây cảnh, hoa cảnh nói riêng một cách bền vững.
Trước khi diễn ra Hội thảo các đại biểu đến thăm một số mô hình về nghiên cứu, sản xuất hoa cây cảnh tại Trung tâm nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh
Khu vực sản xuất hoa lan Hồ Điệp công nghệ cao trong nhà kính, chuẩn bị đưa ra thị trường phụ vụ tết Nguyên Đán sắp tới
PGS. TS. Đặng Văn Đông giới thiệu với các đại biểu về thành tựu sản xuất, chuyển giao một số giống hoa cho người dân tại Trung Tâm
Bài và ảnh: Mạnh Tuấn
Tin tức khác