Oai phong nơi đầu làng, soi bóng xuống dòng sông, tán lá buông xòe, ôm trọn Trong sự tồn tại của thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người với cây xanh đó trở nên gắn bó khăng khít đến mức nương tựa vào nhau để sinh tồn. Nếu như cây xanh là cỗ máy khổng lồ, lấy ánh sáng, nước và khí cacbonic để tạo thành những chất nuôi sống con người, thì từ xa xưa con người đó sưu tầm, thuần dưỡng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh như bảo vệ chính mình.
Đối với người dân xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và nhân dân trong vùng, mối quan hệ đó trở nên đặc biệt hơn. Hình ảnh cây đa đầu làng, còn gọi là cây đa Cầu Du, thôn Phương La, xã Thái Phương mãi mãi đằm sâu trong ký ức của biết bao thế hệ người dân nơi đây. Cây đa có tuổi thọ trên 300 năm, có hình dáng đẹp, gốc, thân xù xì, nhiều u biếu, già nua cổ kính, thế đứng sừng sững ngôi đền cổ kính. Cây có chiều cao chừng 15m; diện tích phủ tán khoảng 75m2; đường kính thân cây 2,5m. không chỉ được trồng bên miếu thờ “Đệ Tứ Sơn Du Sơn thần”, ngôi đền án ngữ hướng Tây Nam, trước mặt ngôi đền là mộ phần nnài Sơn Du – một trong sáu thành hoàng làng (ở thôn Phương La, hay còn gọi là làng Mẹo, có 6 vị thành hoàng làng mỗi hướng thờ một vị) hiện nay vẫn còn nguyên vẹn.. “Thần cây đa, ma cây gạo”, cây đa Cầu Du đã thành vật linh thiêng, nói như dân làng, cây đa này đã thành tinh. Trong kháng chiến chống Pháp, đây là địa chỉ bí mật, tập trung cán bộ, du kích Khi cách mạng tháng 8 thành công nơi đây là nơi hội họp truyền tin cách mạng. Nơi đây, đội Thái Hùng niêm yết cáo trạng tử hình 01 đối tượng tây si của Pháp, có nhiều nợ máu với nhân dân và thông báo cảnh cáo một số cường hào chống lại chính quyền địa phương (tháng 4-1950, ở Thái Bình, các đội Thái Hùng ra đời, làm nòng cốt cho phong trào phá tề, trừ gian. Ty Công an có 3 đội, mỗi huyện, thị xã có một đội). Thực hiện khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, cây đa cũng có sự hy sinh cống hiến. Có lần nhân dân đã hạ một số cành của cây lót đường cho xe qua cầu Du lúc đó bị sập. Rồi có lúc hạ cành to của cây để xẻ đóng quan tài cho các chiến sỹ du kích hy sinh khi làm nhiệm vụ phục vụ cho sư đoàn 320 và đại đội chủ lực Đề Thám tỉnh Thái Bình chiến đấu tại địa phương. Nhân dân thôn Phương La coi đây là báu vật, là niềm tự hào của thôn làng, nên đã tổ chức xây bao xung quanh gốc để chống sói lở, ra quy định cấm xâm hại. Hiện tại cây đa đang xanh tốt bình thường.. Trong kháng chiến chống Mỹ, cây đa là nơi tiễn chân các thế hệ trai làng lên đường tòng quân đánh giặc. Là nơi hạ nhiệt tuyệt vời của bà con dân làng trong những ngày hè oi ả, Đây cũng là nơi hẹn hò của nhiều đôi lứa. Năm 2016. Cây đa Cầu Du được Trung ường Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cấp bằng công nhận Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam.
Bảo tồn cây cổ thụ, cây di tích lịch sử văn hóa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của các tầng lớp nhân dân, thể hiện sự trân trọng và biết ơn quá khứ tốt đẹp, khơi dậy đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Bài và ảnh: Đồng Bằng
Tin tức khác