Huyện Nghĩa Hành nằm về phía tây nam cách TP. Quảng Ngãi 9km. Diện tích 234km2. Dân số khoảng 115.000 người, gồm 12 xã, Thị Trấn (đồng bằng có 7 xã, 01 Thị Trấn và 04 xã miền núi). Là huyện đồng bằng nhưng có địa hình trung du thích hợp với đa dạng cây trồng, vật nuôi, có điều kiện thuận lợi để phát triển SVC.
TS. Nguyễn Hữu Vạn: Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam, Nguyên Ủy viên TW Đảng (thứ 3 từ bên phải sang), Ông Trần Bảo Phát CT Hội SVC tỉnh Quảng Ngãi và Lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Hành đến thăm các nhà vườn cây cảnh huyện nông thôn mới Nghĩa Hành.
Đảng bộ, Chính quyền đã quan tâm thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế bảo đảm an sinh, xã hội, công tác văn hóa – giáo dục – xã hội được quan tâm. Trong đó Hội SVC huyện Nghĩa Hành luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện về công tác phát triển SVC. Thường trực Hội SVC tham mưu với UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo đến các xã, thị trấn về công tác tổ chức, xây dựng hội cơ sở và tổ chức phong trào thi đua làm SVC gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của huyện nhà.
Hội SVC huyện Nghĩa Hành được thành lập từ năm 1990, là nơi hội tụ những người yêu thích nghệ thuật, tự nguyện tham gia vào hội, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết toàn hội viên. Quá trình hình thành và phát triển của Hội luôn gắn với chủ trương, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đặc biệt là từ năm 2011 đến nay. Ban Thường Vụ, BCH SVC huyện Nghĩa Hành cụ thể hóa chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thiết thực nhất là Hội tham gia thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ huyện ủy với phong trào “4 có” ở từng xã và “3 có” ở khu dân cư. Qua đó Hội vận động hội viên tham gia sản xuất “Mỗi làng một sản phẩm”. Xây dựng làng hoa, cây cảnh, tôn tạo cảnh quan nơi công cộng, trường học, nghĩa trang liệt sĩ, trụ sở UBND các xã, thị trấn. Hội SVC là nòng cốt tham gia phong trào “Vườn xanh, nhà sạch, ngõ đẹp”.
Toàn huyện đến nay đã trồng được 17,85 km đường hoa, cây xanh, bóng mát, phong trào SVC được xã hội hóa trên địa bàn toàn huyện, hoạt động sôi nổi. Ngoài ra, còn tôn tạo cảnh quan các di tích lịch sử văn hóa, hưởng ứng tích cực vào việc bảo vệ môi trường, từng hội viên hăng hái phát triển sản xuất, làm đẹp gia đình, làng xóm, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện các tiêu chí phát triển sản xuất tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo vệ môi trường…vv. Diện mạo nông thôn mới huyện Nghĩa Hành đến nay có nhiều khởi sắc, đã hoàn thành 100% xã nông thôn mới và 9/9 tiêu chí của huyện đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi.
Nghĩa Hành đã trải qua 6 lần Đại hội đại biểu, qua các lần Đại hội và hội nghị chuyên đề về SVC đều tuyên truyền về lợi ích nhiều mặt từ SVC đối với đời sống tinh thần của con người, phổ biến kỹ thuật làm SVC, động viên cổ vũ nghệ nhân, hội viên. Hội đặc biệt coi trọng công tác tập huấn, dạy nghề cây cảnh nghệ thuật cho 3 đoàn với hơn 57 lượt cán bộ, hội viên. Thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm làm SVC ở các địa phương trong và ngoài tỉnh do tỉnh Hội tổ chức.
Đến nay toàn huyện có 7 chi hội cơ sở và 5 câu lạc bộ như “Cây Bonsai, Mai vàng, đá cảnh, chim hót, hoa lan.”, có 38 nhà vườn cây kiểng và hoa tươi. Toàn huyện có 425 hội viên. Ban chấp hành Hội đã thường xuyên duy trì sinh hoạt và quan tâm đến việc xây dựng củng cố tổ chức. Qua mỗi nhiệm kỳ, mỗi phong trào thi đua, trưng bày SVC đều để lại những ấn tượng sâu sắc cho người dân địa phương và khách tham quan. Nhiệm kỳ qua các chi hội SVC và CLB chim hót đã phối hợp với đài truyền hình xây dựng được 3 phóng sự, viết tin, bài, ảnh cho phương tiện thôn tin đại chúng và tuyên truyền trên tạp chí “Việt Nam hương sắc”, trang tin điện tử của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam www.hoisvcvn.org.vn về phong trào sinh vật cảnh.
Trong phong trào SVC huyện Nghĩa Hành phải nói đến những hoạt động của CLB chim chào mào của Thị Trấn Chợ Chùa, trong từng quý đều có nhiều hoạt động tích cực, tổ chức 6 giải thi đấu trong huyện và 3 giải liên huyện, liên tỉnh trao trên 54 giải thưởng, trị giá trên 150 triệu đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa, đồng thời đấu giá sản phẩm của các hội viên, số tiền thu được 17 triệu đồng để làm công tác khuyến học, giúp các em học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh, phong trào SVC huyện Nghĩa Hành đã có bước phát triển tích cực vào chỉ tiêu kinh tế vườn của huyện. Hoạt động SVC có vai trò hết sức quan trọng, luôn được chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Chính vì những giá trị tích cực của hoạt động này, Hội SVC huyện Nghĩa Hành đã được Trung ương Hội SVC Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng 4 bằng khen cho tập thể và 03 cá nhân, 6 Hội viên được phong tặng danh hiệu nghệ nhân SVC cấp tỉnh, 28 hội viên được TW Hội SVC Việt Nam tặng kỷ niệm chương. Nhiều bằng khen, giấy khen của UBMTTQVN tỉnh, Liên hiệp hội khoa học tỉnh, Hội SVC tỉnh cho tập thể và các cá nhân đã có thành tích xuất sắc vì sự nghiệp phát triển SVC.
Nhà báo - Hội viên Hội SVC Nghĩa Hành: Lương Hữu Nhơn
Tin tức khác