Đến năm 2030, có tới 70% dân số Trung Quốc – khoảng một tỷ người – sẽ sống ở các thành phố. Trung Quốc đã hướng tới sáu lĩnh vực ưu tiên cho một mô hình đô thị hóa mới:
– Cải cách quản lý đất đai và thể chế: Bởi vì phần lớn việc mở rộng đô thị trong những năm gần đây là dựa trên việc chuyển đổi đất nông nghiệp, vì vậy cần phải có thể chế để đảm bảo an ninh lương thực. Tiếp theo, phải có cơ chế mới để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị và định giá theo thị trường, bồi thường cao hơn cho người dân. Thể chế về pháp lý nên được thiết lập trên đất nông nghiệp được áp dụng vào các mục đích công cộng của chính quyền địa phương.
– Cải cách hệ thống đăng ký hộ khẩu để tạo ra một lực lượng lao động linh hoạt hơn. Loại bỏ các rào cản đối với di chuyển lao động từ nông thôn đến thành thị, cũng như giữa các thành phố.
– Đặt tài chính đô thị trên một nền tảng bền vững hơn
Tìm kiếm các giải pháp để tăng nguồn thu, thông qua các biện pháp như đánh thuế tài sản, thuế môi trường và phí giao thông … Cùng với đó, thiết lập một thị trường trái phiếu đô thị để tăng cường tài chính địa phương
– Cải cách quy hoạch và thiết kế đô thị: chuyển đổi công nghiệp sang các thành phố thứ cấp ở Trung Quốc, giảm áp lực di cư lên các thành phố lớn. Sử dụng hiệu quả đất đô thị thông qua việc phân vùng linh hoạt; Kết nối cơ sở hạ tầng giao thông với các trung tâm đô thị và quản lý tốt hơn tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.
– Quản lý môi trường: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn về môi trường, hướng tới đô thị xanh. Bổ sung hệ thống thuế đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và sử dụng nhiều năng lượng, để đáp ứng các mục tiêu môi trường.
– Cải thiện quản trị địa phương: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hài lòng của người dân về chính quyền đô thị.
Nguồn: Worlbank