Đang gửi...
Thời gian 09/09/2024 5:55 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

Tiền Giang: Hiệu quả mô hình ươm cá chép Nhật của ông Huỳnh Văn Dũng

Trong những năm qua, phong trào ươm ép cá giống ở xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) phát triển mạnh, chủ yếu nông dân ương các loại cá tra, cá tai tượng, cá trên lai, cá phi và cá chép Nhật. Nhiều hộ thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, trong đó có ông Huỳnh Văn Dũng ở ấp Tân Hòa với mô hình ương cá chép Nhật.

Ông Dũng (bên trái) giới thiệu ao nuôi cá chép Nhật.

Ông Dũng cho biết, ấp Tân Hòa, xã Tân Hội giáp với ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, đây là vùng đất trũng, sản xuất lúa hiệu quả thấp. Năm 2010, với diện tích 0,5 ha đất sản xuất lúa, ông đào 02 ao để ương cá giống, chủ yếu là cá tra, cá trê lai và cá tai tượng, tùy theo mùa vụ và nhu cầu của thị trường mà ông chủ động ương các loại cá giống cho phù hợp. Sau thời gian dài ương cá giống, dịch bệnh phát sinh nhiều, cá chết hàng loạt và đầu ra không ổn định, sản xuất không có lãi, thậm chí lỗ vốn là điều không tránh khỏi, nhiều hộ phải "treo" ao.

Thông qua tập huấn khuyến nông và được đại lý đầu tư trước con giống, năm 2016, ông Dũng chủ động chuyển sang ương cá chép Nhật, đây cũng là loại cá cảnh được thị trường ưa chuộng, cá ăn được nhiều loại thức ăn như: Thực vật, động vật, thức ăn chế biến. Để cho cá có màu sắc đẹp thì cần thường xuyên bổ sung thức ăn có hàm lượng caroten cao như cua, tép... Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 01 - 02 tháng ương cá đạt kích cỡ 03 - 04cm, 06 - 08 tháng nuôi cá có thể đạt kích cỡ từ 20 - 30cm.

Theo ông Dũng, trước khi thả cá bột phải chú trọng khâu vệ sinh ao nuôi, dùng vôi rải xung quanh bờ ao, để các loại các côn trùng gây hại cá con như ếch, nhái không xuống được dưới ao. Sau khi bơm nước đầy ao, độ sâu khoảng 01m, cải tạo để trứng nước sinh sản làm thức ăn cho cá. Sau khi thả cá bột, chạy ô-xi khoảng 15 phút cho cá khỏe, đối với cá lớn thường xuyên chạy ô-xi vào ban đêm từ 03 - 05 giờ sáng. Cá bột ương 1,5 tháng thành cá hương, đại lý thu mua giá 50.000 đồng/kg, sau đó bắt cá hương ương để nuôi cá cảnh với giá 2.000 đồng/con, bình quân 1.000m2 mặt nước thả khoảng 2.000 con, nuôi trong 02 tháng cá đạt trọng lượng bình quân 200g/con, thương lái thu mua với giá 120.000 đồng/kg.

Ông Dũng bộc bạch, để nuôi 01kg cá thành phẩm tốn chi phí 01kg thức ăn hiệu Cargill 42% đạm, giúp cá tăng trọng nhanh, sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi thu lãi khoảng 50.000 đồng/kg, sau 02 tháng nuôi. Bình quân mỗi năm ông ương 04 vụ, thu hoạch 600kg cá/vụ, thu về lợi nhuận 80 triệu đồng/năm.

Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chọn con giống khỏe, thường xuyên cải tạo ao, nguồn nước hợp vệ sinh, khẩu phần ăn hợp lý và chủ động thị trường nên đàn cá tăng trưởng nhanh, hạn chế dịch bệnh, sản lượng đạt cao. Liên tục 04 năm qua, mô hình ương cá chép Nhật của ông Dũng được Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã Cai Lậy chọn làm điểm, giới thiệu cho nông dân các xã, phường trên địa bàn thị xã Cai Lậy đến tham quan học tập, được ông Dũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế, qua đó, mô hình được nhân rộng, góp phần đa dạng hóa các loại cá cảnh, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản trên cùng đơn vị diện tích.

Ông Dũng cho biết: "Trước đây, tôi ương cá tai tượng, cá tra, cá trê lai nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nên chuyển sang ương cá chép Nhật. Từ ngày ương cá chép Nhật, gia đình khấm khá, nuôi con ăn học thành tài và xây dựng nhà cửa khang trang".

Không chỉ sản xuất - kinh doanh giỏi, ông Huỳnh Văn Dũng còn gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định...

Theo Cổng TTĐT Tiền Giang

Tin tức khác

  • Hội kỷ lục gia Việt Nam
  • Hội SInh vật cảnh tỉnh Đồng Nai
  • Nhà vườn Cảnh Lan Viên
  • Công ty sinh vật cảnh Thăng Long
  • TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH
  • Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
  • Hội nhiếp ảnh Việt Nam
  • Hội đá cảnh Việt Nam