Thời gian 24/11/2024 12:22 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Sinh vật cảnh với môi trường

Việc bảo vệ môi trường với sinh vật cảnh có sự quan hệ mật thiết như thế nào ?

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng hổi có tính toán toàn cầu. Phá vỡ môi trường sinh thái không còn là sự đe dọa mà thực sự là một hiểm họa đối với cuộc sống con người trên hành tinh. Biết bao rừng núi, cảnh quan thiên nhiên bị phá hủy, tính đa dạng sinh học giảm dần, thú quý hiểm họa bị tiêu diệt nhanh, không khí, nguồn nước ô nhiễm, lũ lụt gia tăng, sa mạc giảm dần đất màu mỡ. Sự nghèo đói và sự lạc hậu về vật chất khoa học kỹ thuật ở một số nước chậm phát triển, đó là những nguyên nhân làm suy thoái môi trường.

Song một nguyên nhân quan trọng ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, lấy công nghiệp hóa làm động lực để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đã không có thái độ đối xử đúng với môi trường gây những mâu thuẫn lớn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Thiên nhiên đã tồn tại trong sự cân bằng tự nhiên từ muôn đời. Đó là sự cân bằng giữa những thành phần của thiên nhiên và sự sống của con người. Tôn giáo đã giải thích thuyết “Thiên - Địa - Nhân” như là một định mệnh, hư vô song chính đó là mối quan hệ gắn bó giữa đất trời, người tạo nên sống hài hòa về sức sống phát triển có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và sự vươn lên của đất nước.

Nói đến thiên nhiên không phải cái gì mơ hồ, xa lạ. Đó chính là trời đất, núi rừng, biển, vịnh, không khí, ánh sáng, nóng, lạnh, mưa, nắng, cây cỏ, chim thú. Tất cả hình thành cảnh quan thiên nhiên đa dạng và tạo nên môi trường phong phú. Thật là hạnh phúc cho con người được sống hài hòa với thiên nhiên, sống trong “mưa thuận gió hòa”, “sống trong đất lành chim đậu”, “cây cối xanh tươi, hoa đua sắc thắm”. Nhà đại văn hào L.Tônxtôi đã từng nói: Hạnh phúc của con người, đây là ở bên thiên nhiên, được trông thấy thiên nhiên, chuyện trò cùng thiên nhiên, con người có nét sống đẹp là biết sống hài hòa với thiên nhiên, không chỉ biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cuộc sống mà còn biết tô thắm và bảo vệ thiên nhiên, coi thiên nhiên chỉ là đối tượng khai thác rồi hủy hoại thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường chính là thái độ làm băng hoại hạnh phúc của chính mình.

Với ý nghĩ trên hoạt động sinh vật cảnh không chỉ là một thú chơi do yêu cầu khao khát cái đẹp, cải thiện cũng không chỉ là hoạt động  kinh tế đơn thuần mà là hoạt động xã hội văn hóa góp phần bảo vệ tô điểm thiên nhiên, làm sạch cho môi trường sinh thái, hoạt động sinh vật cảnh là gắn con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên tiếp cận con người, thiên nhiên trong đó có cảnh quan do con người tạo dựng. Đất nước Việt Nam ta có những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như vịnh Hạ Long nơi kỳ quan thứ 8 của hành tinh có Nam thiên đệ nhất động, đệ nhị động, đệ tam động. Chúng ta còn có Cố Đô Huế, có lăng tẩm kỳ quan, có đền chùa cổ kính… có con người tạo dựng và hòa nhập vào cảnh quan chung kỳ vĩ của đất nước.

Bảo vệ tô điểm cảnh quan thiên nhiên, tạo dựng những cảnh quan mới cho đất nước đang là hoạt động tích cực ở nhiều địa phương góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường. Phong trào hoạt động sinh vật cảnh phát triển còn tạo ra những thiên nhiên “mini” len lỏi vào từng khu nhà, căn hộ, góc sân, ban công, cửa sổ, tạo được căn gác cho con người tuy ở nhà tầng, nhà hộp, nhà chật hẹp vẫn được gần gũi tiếp cận với thiên nhiên, vẫn sống hòa nhịp với thiên nhiên, không phải ngẫu nhiên những năm gần đây được nhiều nước có nền công nghiệp hiện đại nhà nước đề ra những luật lệ. Những gia đình về thiết kế những nhà cao tầng, cơ quan, xí nghiệp phải có những góc để dành riêng cho chỗ trưng bày cây kiểng, chậu hoa trồng cây xanh và nuôi động vật cảnh. Bởi nước này phải trả giá xót xa về bài học phát triển kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ thiên nhiên, môi trường, phong trào sinh vật cảnh đang phát triển kinh tế ở nhiều lãnh vực. Nếu ai biết đến nghĩa trang lịch sử tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, đặc biệt là Đồng Tháp thì thấy ở đây là một quần thể văn hóa, cảnh quan hấp dẫn các liệt sĩ yên nghỉ dưới hành cây xanh mát mẻ bao quanh những cây xanh, cây hoa, tượng đài vào nghĩa trang viếng thăm liệt sĩ, không ai còn có cảm giác u buồn bởi cảm thấy hàng mộ lạnh lẽo và tiếng gió reo trên ngọn thông hiu hắt. Đưa sinh vật cảnh vào nghĩa trang không những làm cho cảnh quan đất nước thêm đẹp, môi trường trong lành mà còn là việc làm “trọn nghĩa vẹn tình” đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, phong trào đưa lãnh vực sinh vật cảnh vào nghĩa trang được đẩy mạnh ở các tỉnh Đồng bằng Nam bộ và cũng đang phát triển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, đây là một nét đẹp về văn hóa xã hội trong hoạt động sinh vật cảnh đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống uống nước ngớ nguồn của nhân dân ta.

Quá trình phát triển các hoạt động xã hội loài người, phân giải tự nhiên của các sinh vật, quá trình ô nhiễm môi trường không ngừng tăng lên. Hiện nay ta chưa có đủ phương tiện kiểm soát, giám sát môi trường. Cho nên muốn khống chế môi trường trong sạch chúng ta phải trồng cây xanh, ở những nơi đô thị người đông đúc, khu công viên, khu du lịch, đường phố, nhà ở, cho nên môi trường lúc nào cũng cần phải có Sinh vật cảnh. Người ta thường nói: “Cây xanh bảo vệ môi trường”.

 

                                                                 Dư Hữu Đức

                                                     Hội SVC TP. Hồ Chí Minh

 

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng