Đang gửi...
Thời gian 09/10/2024 5:18 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

Sinh vật cảnh Việt Nam - Biểu tượng đoàn kết và sức mạnh xã hội

36 năm đổi mới từ năm 1986 đến nay, bằng cách đi, cách làm của Việt Nam, bằng khát vọng của Việt Nam, chúng ta hết sức tự hào với sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của toàn xã hội… từ một đất nước thụ động, chúng ta đã trở thành một đất nước có nền nông nghiệp rất phát triển về quy mô, chúng ta nuôi đủ 100 triệu dân, xuất khẩu năm 2021 vừa qua gần 50 tỷ USD và đứng 15 trên thế giới về xuất khẩu nông sản.

Trong nông nghiệp có sinh vật cảnh, đây là một ngành rất đặc biệt. Không có một ngành hàng nào trong nông nghiệp ẩn chứa tính kinh tế, tính văn hóa, tính nghệ thuật, tính sinh thái, tính nhân văn như sinh vật cảnh. Sinh vật cảnh thu hút các tổ chức, các thành phần, từ cán bộ, trí thức, công nhân, nông dân, các miền ngược, miền xuôi đều tham gia, do đó về mặt xã hội đây là một sân chơi, khu vực tập hợp biểu tượng đoàn kết và sức mạnh xã hội. Đây là một hoạt động nông nghiệp mang tính văn hóa bền vững và qua báo cáo tại Đại hội cũng như theo dõi vừa qua, chúng ta thấy được bức tranh phát triển toàn diện của sinh vật cảnh Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Xuân Cường - Nguyên Bộ trưởng NN & PTNT phát biểu tại Đại hội Đại biểu Hội SVC Việt Nam khoá VII, nhiệm kỳ 2022 - 2026

    Hội Sinh vật cảnh là Hội mang tính chất xã hội nghề nghiệp nhưng có quy mô rộng lớn và phát triển nhanh chóng. Đến hết năm, đã có trên 250.000 hội viên cá nhân, ngoài 08 đơn vị trực thuộc Hội, ở các địa phương đã có 90,48% tỉnh, thành phố, 52,4% huyện, thị, 36% số xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội…. Chính phong trào Hội, hoạt động nhà vườn của sinh vật cảnh nói chung đã đóng góp rất tích cực cho mục tiêu phát triển xây dựng kinh tế nông thôn và phát triển nông thôn mới.

 

Chặng đường 33 năm hoạt động của Sinh vật cảnh Việt Nam đã đóng góp một phần vô cùng tích cực cho bức tranh phát triển nông thôn về kinh tế, văn hóa, đặc biệt về 19 tiêu chí Nông thôn mới vừa qua. Không chỉ phát triển trong phạm vi đất nước, ngành sinh vật cảnh còn tham gia các hoạt động quốc tế, tổ chức Festival Bonsai & Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15… Những sự kiện mang tầm quốc tế được tổ chức thành công đã khẳng định vị thế của Việt Nam, không chỉ nông nghiệp, nông sản giỏi mà sinh vật cảnh cũng giỏi!

 

        Tới đây để thực sự trở thành 1 ngành kinh tế trong nông nghiệp, như mục tiêu mà báo cáo tại Đại hội đề ra, đòi hỏi chúng ta cần phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ, cũng như có đủ những điều kiện cần thiết. Chúng tôi thấy có 3 điểm rất tiềm năng để phát triển sinh vật cảnh: Thứ nhất về thế mạnh tự nhiên, địa hình, địa vật, sinh thái của Việt Nam rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói chung, sinh vật cảnh nói riêng. Yếu tố thứ hai về con người, người Việt Nam rất khéo léo, sáng tạo và có khả năng thích ứng nhanh với xu hướng, ứng dụng công nghệ. Yếu tố thứ 3, đó là i có thị trường nội địa đô thị hóa. Tiếp đó, để thúc đẩy sinh vật cảnh trở thành một ngành kinh tế sinh thái, chúng ta cần những giải pháp để củng cố, phát triển tiếp công tác Hội, hệ thống Hội, tăng cường phối hợp với ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương để triển khai định hướng chiến lược đưa Sinh vật cảnh là 1 trong 7 ngành kinh tế trụ cột của nông thôn. Đại hội hôm nay đã tập trung đông hội viên, đại diện các đơn vị, tổ chức từ cơ sở, chúng tôi rất mong chúng ta sẽ truyền tải được thông điệp này, bên cạnh đó, các giải pháp khác trong báo cáo chính trị đã đề ra cần được triển khai đồng bộ và cần chú trọng đưa các yếu tố công nghệ, khoa học vào công tác Hội, hoạt động của Hội…

Lê Phúc (ghi)

Tin tức khác

  • Hội kỷ lục gia Việt Nam
  • Hội SInh vật cảnh tỉnh Đồng Nai
  • Nhà vườn Cảnh Lan Viên
  • Công ty sinh vật cảnh Thăng Long
  • TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH
  • Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
  • Hội nhiếp ảnh Việt Nam
  • Hội đá cảnh Việt Nam