Thời gian 22/11/2024 11:28 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh

1. Quy ước thẩm mỹ về cây cảnh nghệ thuật

Một cây dáng thế bonsai đẹp là cây có sự cân đối hài hoà toàn diện từ việc tạo dáng, kỹ thuật uốn nắn cây đến sự lựa chọn chậu và trưng bày. Để có những yêu cầu có một số nguyên tắc tạo hình sau

1.1. Những quy ước cơ sở

- Quy tắc cân đối hài hoà: Quy tắc này thể hiện sự cân đối hài hoà về đường kinh gốc, thân và cành, hài hoà với kích thước chậu, màu sắc chậu tạo sự phối màu, đường nét được tôn thêm..

- Quy tắc tỷ lệ - kích thước: Kích thước thân, cành, chiều dài thân cành, độ lớn của tán... kích thước của cây so với chậu, vị trí trồng cây trong chậu.

- Quy tắc thị giác:

+ Mặt tiền: Đề cập đến điểm quan sát cây hay mặt tiền của cây, vì mỗi cây chỉ có một điểm thể hiện hết vẻ đẹp của cây từ gốc rễ đến thân cành và lá cây.

+ Màu sắc: hình dáng, màu lá, vỏ cây với màu sắc chậu, sự phối hợp màu sắc các vật che phủ, trang trí như cỏ rêu hay ngôi chùa, hòn đá...

+ Quy tắc trồng cây, bố trí cây: Vị trí trồng cây trong chậu (Cây to trồng ở gần, cây nhỏ trồng xa, các cây không trồng cùng trên một dường thẳng ngang theo chậu...), sự phân cành( cây bên ngoài cành tàn ngả ra ngoài để đón ánh sáng), phông nền khi trưng bày cây.

1.2. Một số quy ước cụ thể

1.2.1. Rễ cây

- Rễ nổi trên mặt đất, thấy rõ nơi xuất phát (lộ căn- phơi căn)

- Rễ phân bố đều quanh gốc thân tạo sự vững chãi cho thân và sự kiếm tìm thức ăn.

Riêng với dáng hoành - bán huyền hay huyền - thác đổ;... thì rễ tập trung phía đối diện với hương nghiêng tạo sự cân bằng.

- Rễ không mọc quặt vào thân, mọc bên này vòng sang bên kia.

- Rễ không chỉ mọc ở 1 phía của thân

1.2.2 Thân cây

- Vỏ cây thể hiện sự già nua, trưởng thành như mốc mác, sần sùi u bướu, nứt nẻ...tạo vể từng trải sự phong sương đây chính là vẻ đẹp của cây

- Vỏ không có vết sẹo dây cuốn trên vỏ

- Màu sắc, hình dạng vỏ phù hợp với màu chậu

- Gốc to hơn thân và ngọn (thân bồ ngọn chỉ) phần dưới đầy đặn càng tăng thêm vẻ trưởng thành cho cây

- Thân có các hình dáng nhất định, phù hợp với cấu trúc cành và màu sắc vỏ

1.2.3. Cành, tán lá

Cành là cấu trúc thể hiện rõ dáng thế muốn thể hiện của cây, cây dáng thế đẹp cành phân bố như sau;

- Cành phân bố xoắn trôn ốc từ dưới lên trên

- Kích thước cành có độ lớn giảm dần từ dưới lên trên, cành to phía dưới cảnh nhỏ ở trên

- Chiều dài cành có độ dài giảm dần từ dưới lên trên

- Độ lớn của mỗi cành theo quy luật to ở gốc và thon dần về phía ngọn cành

- Các cành không xuất phát từ 1 điểm, cành mọc song song không phát triển, cành không được mọc kiểu xương cá

- Cành không mọc ở chỗ lõm của thân (phần âm của thân)

- Cành/ nhánh 1 bố trí gần vuông góc với mặt tiền, nhánh thứ 2 tạo voí mặt tiền nửa góc vuông (góc 450), nhánh 3 nằm phía mặt sau của thân tạo cho cây chiều sâu

- Các cành tán của cây tạo thành 1 hình tam giác

  • Cách lấy cành

- Lấy cành nằm sát góc chuyển của thân hoặc ngay đỉnh của góc chuyển

- Không lấy cành ở ngay sau góc chuyển

- Không lấy cành ở giữa 2 góc chuyển

- Không lấy cành ở trên góc chuyển

+ Khi cắt vát thân để tạo ngọn mới

- Lấy cành liền sát mặt cắt đối diện với ngọn mới

- Không lấy cành đối diện với mặt cắt vì cùng phía với ngọn + Cành dưới cùng lấy 2/3 chiều cao cây

+ Cành dưới cùng to nhất rồi giảm dần lên trên theo độ giảm của thân cây (dường kính cành = 2/3 đường kính thân nơi tiếp giáp)

+ Khoảng cách các cành giảm dần từ dưới lên trên

+ Hai cành liên tiếp không được trùng hướng

Tán cây là một trong những yếu tố tạo thành vẻ đẹp hoàn thiện cho cây, căn cứ theo dáng cây, ý tưởng định thể hiện mà có một số kiểu tán:

  • Các kiểu tán cây bố trí tán lá theo dáng thế cây

- Dáng thẳng, dáng nghiêng, hơi nghiêng nhìn các cành tán nằm ngang

- Dáng huyền nhai - thác đổ bố trí cành tán nằn 2 bên cành uốn lượn, ngọn hơi vươn lên tạo sự mềm mại uốn lượn

- Kiểu gió đùa - bạt phong: Thân nhánh tạt về một bên, thân nghiêng theo hướng gió. Nếu bạt phong hồi đầu thì ngọn hơi quay ngược lại hướng gió thổi

- Kiểu văn nhân: Thân cao mảnh song vững chắc, các nhánh thưa, mảnh và dài chia thành các khối rõ rệt. Nhằm tạo sự mảnh khảnh nhưng kiên cường vững trãi.

- Kiểu đa thân một gốc nhiều thân: có thân chính là trung tâm của bố cục, lớn hơn các thân con, các nhánh năng ngang, song che lấp nhau, mỗi cây có một không gian riêng, ngọn cao thấp khác nhau nhăng tạo cảm giác sâu xa.

- Dáng rừng cây nhiều thân từ nhiều gốc: Số thân là số lẻ, thân to ở mặt tiền thân nhỏ phía sau, ngọn cây cao thấp khác nhau

2. Ý nghĩa một số con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh

Trong nghệ thuật cây cảnh thì số cành, số thân thường được lấy theo số lẻ, đó là theo quan niệm phương đông số lẻ tương trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, ngoại trừ số 2 đó là sự thể hiện sự hoà hợp trời đất, âm dương... Đồng thời số chẵn thường không sử dụng là do quan niệm Sinh - Lão - Bệnh - Tử..

Chúng tôi giới thiệu một số ý nghĩa của các con số có thể thường dùng trong nghệ thuật cây cảnh để bẻ cành tạo tán, hay bày trí cây theo bộ..

* Số 2:

Thể hiện sự đối lập nhưng mang tính hài hoà bền lâu.

Âm và Dương đối lập nhưng hài hoà: Trời - Đất; Ngày - Đêm; Nam- Nữ..

* Số 3:

Thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, những nét truyền thống văn hoá trong quan hệ trên dưới, gia đình... và mong muốn của con người trong cuộc sống

+ Tam tài: Thiên - Địa - Nhân

+ Tam tai: Thuỷ - Hoả - Phong

+ Tam đa: Phúc - Lộc - Thọ (Nhiều con cháu- tiền tài nhiều - sống lâu dùng 3 cây hay 1 cây có 3 tán hoăc 3 cây cùng gốc...)

+ Đông tàn tam hữu: Tùng - Trúc - Mai (Đại phu Tùng - Ngự sử Mai - Quân tử trúc)

+ Tam cương: Trung - Hiếu - Nghĩa (3 nguyên tắc của người đàn ông trong mối qua hệ Vua - tôi; trên dưới...)

+ Tam tòng: Phụ - Phu - Tử (3 nguyên tắc của người phụ nữ trong quan hệ gia đình)

* Số 4:

Thể hiện sự chuyển giao tiết trong năm, những niềm tin của con người trong cuộc sống vói những con vật linh thiêng trong đạo phật, mối quan hệ trong của sống

+ Tứ thời: Xuân - Hạ - Thu - Đông (Tùng - Cúc - Trúc - Mai; Lan - Sen - Tùng - Cúc)

+ Tứ linh: Long- Ly/ Lân - Quy - Phượng (Trúc hoá long - Mai hoá phượng - Liên hoá quy - Lựu hoá lân hay Đa - Sung - Sanh- Si)

+ Tứ đức: Công - Dung - Ngôn - Hạnh (Nữ công gia chánh- Dung nhan - Lời ăn tiếng nói - Đức hạnh)

* Số 5

Thể hiện quy luật vạn vật của trời đất, niềm tin tôn giáo, quy tắc cương thường của người con trai, ước mong của con người trong cuộc sống

+ Ngũ hành: Kim - Mộc - Thổ - Thuỷ - Hoả

+ Ngũ phương - ngũ đế: Đông - Tây - Nam - Bắc - Trung tâm

+ Ngũ phúc: Phúc - Lộc- Thọ- Khang - Ninh (Nhiều con cháu - tiền tài nhiều - sống lâu - gia dình an lành - sức khoẻ tốt; thường dùng thế cây 5 tán hay 1 bộ 5 cây)

+ Ngũ thường, ngũ luân: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí/ Tri - Tín (quan hệ đồi thường quan hệ trên dưới xã hội, hiếu nghĩa, tri thức kiến thức, tín nghĩa trong cuộc sống quan hệ).

* Số 7

Thể hiện mong uớc đối của con người đối với cuộc sống và xã hội

+ Thất hiền: 7 nhà hiền triết không màng đến công danh lợi lộc sống ở rừng Trúc lâm (Kê khang, Nguyễn Tịnh, Sơn đào, Hương tú, Lưu linh, Nguyễn Hàm, Vương mậu)

+ Bảy điều răn:

- Dưỡng nội khí: ít nói

- Dưỡng tinh khí: Kiêng sắc dục

- Dưỡng tạng khí: Kiêng nhổ nước bọt

- Giũ huyết khí: ít ăn thức ăn cây nóng

- Giữ can khí: Không gianạ hờn

- Giữ vị khí: không ăn uống quá độ

- Giữ tâm khí: Không lo nghĩ quá độ

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng