Thời gian 24/11/2024 4:55 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Phát hành tem dán cho cây đào trồng ở Sơn La

Huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phát hành tem cho cây đào trồng. Ảnh: Vân Tiến.

Liên quan đến việc cấm chặt, kinh doanh đào rừng của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phát hành tem cho cây đào trồng.

Dán tem cho cây đào trồng

Ngày 20.1, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Vũ Thanh Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết: Sau khi UBND tỉnh Sơn La có văn bản đề xuất về việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ cây đào trồng, Bộ NNPTNT đã có văn bản trả lời, đối với đào rừng tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tuyệt đối cấm chặt phá, buôn bán thêm một số loại cây khác.

Cũng theo văn bản của Bộ NNPTNT đối với cây đào mà người dân tự bỏ vốn ra để trồng thì chính quyền địa phương tạo điều kiện xác nhận nguồn gốc, tránh việc bổ sung thêm thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trồng đào, huyện đã thiết kế 2 mẫu tem có kích thước dài 15cm và 20cm, đối với nguồn kinh phí để in tem này sử dụng nguồn xã hội hóa, trị giá mỗi tem khoảng 1.000 đồng/tem.

Mẫu tem của huyện Vân Hồ phát hành. Ảnh: Vân Tiến

Hiện tại, UBND huyện Vân Hồ đã thống nhất và đưa vào sử dụng 2 mẫu tem. Mẫu tem này giúp để quảng bá và xác nhận đào trồng của huyện Vân Hồ, với số lượng khoảng hơn 10.000 nghìn tem, tùy theo nhu cầu có thể sẽ phát hành thêm.

“Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các xã thành lập Tổ rà soát do Chủ tịch UBND xã làm Tổ trưởng cùng với trưởng công an xã và trưởng các bản tiến hành rà soát từng hộ, số lượng đào trồng cụ thể, tên, địa chỉ của hộ gia đình trồng đào để cấp phát tem.

Ngoài việc cấp tem, đối với các thương lái đến mua đào tập trung thì phải có giấy xác nhận việc mua đào ở đâu, mua với hộ gia đình nào, số lượng bao nhiêu… để chứng minh nguồn gốc đào xuất phát từ địa phương, cho việc lưu thông thuận tiện hơn” – ông Hải cho biết thêm.

Người dân vui mừng

Trao đổi với PV Báo Lao Đông, ông Tếnh A Chìa - Chủ tịch UBND xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết: Sau khi có chủ trương sử dụng tem truy xuất nguồn gốc đào để phân biệt đào rừng và đào rừng, qua kiểm tra, khảo sát, trên địa bàn không có đào rừng mà chỉ có đào do người dân trồng.

Việc sử dụng tem để “chứng minh” nguồn gốc cây đào được người dân rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ, không phải lo lắng về việc truy xuất nguồn gốc nữa. Trên địa bàn toàn xã có hơn 300 ha trồng đào, xã đã “đặt” in 10.000 tem để cung cấp cho bà con, nhưng hiện tại, do số lượng tem chưa đủ nên mới chỉ có 3.000 tem”.

Người dân huyện Vân Hồ bán đào dịp tết hàng năm. Ảnh: Vân Tiến

Chia sẻ với PV, ông Tráng A Cau, người dân xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) cho biết: Việc sử dụng tem để chứng minh nguồn gốc giữa đào trồng và đào rừng là rất hợp lý, người dân rất phấn khởi, ủng hộ chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Qua rà soát cho thấy trên địa bàn tỉnh Sơn La có diện tích cây đào trồng trên 5.000ha, chủ yếu là do đồng bào dân tộc ở vùng cao - nơi có điều kiện kinh tế khó khăn - trồng trên đất nông nghiệp, vườn nhà; cây đào là nguồn thu nhập của bà con dân tộc trong dịp Tết Nguyên đán.

Sau đó, ngày 13.1, Sơn La là tỉnh đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép địa phương thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ vùng trồng đào trên đất nông nghiệp, không phải đào rừng tự nhiên.

Đến ngày 18.1, Bộ NNPTNT đã có văn bản về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Văn bản cũng nêu rõ việc khai thác cây đào, cây mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng do chủ rừng quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật.

Theo Báo Lao động

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng