Thời gian 23/11/2024 10:19 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Ông Tám Quý - Một cán bộ hội mẫu mực

Ra đón chúng tôi tại sân bay Phù Cát vào dự hội nghị Ban Thường vụ Hội là ông Nguyễn Duy Quý (Tám Quý), nguyên Bí thư TU tỉnh Bình Định, Phó Chủ tịch Hội SVCVN, Chủ tịch Hội SVC tỉnh Bình Định, một cán bộ lão thành, một tấm gương mẫu mực, hơn 20 năm tham gia công tác Hội, ba khóa làm Phó Chủ tịch Trung ương Hội SVC Việt Nam, năm nay đã ngoài 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, tinh tường. Trời mưa sùi sụi, chuyến bay lại trễ tới 110 phút, chúng tôi chưa kịp bày tỏ sự ái ngại, ông đã sởi lởi: “Để anh em đi đón sợ không nhận ra mấy ông”. Tôi thầm nghĩ, chứ không giám phụ công ông “Trời ơi, cụ chu đáo quá, thời đại công nghệ thông tin mà lo chúng tôi bị lạc”.

 

 

Hình ảnh tại triển lãm SVC năm 2017 của Hội SVC tỉnh Bình Định

 

Sáng hôm sau, ông hướng dẫn và đưa chúng tôi xem nơi họp, nơi ăn và bàn giao từng phòng ngủ của các đồng chí lãnh đạo Hội và Ủy viên Ban Thường vụ. Sau đó, dẫn chúng tôi đi xem công tác chuẩn bị khai mạc Lễ hội SVC tỉnh Bình Định mở rộng chào mừng 72 năm, CM Tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Trời nắng chang chang, với chiếc mũ cối trên đầu, gần như ông muốn cho chúng tôi xem tất cả. Tác phẩm của các làng nghề của nghệ nhân tiêu biểu, của các doanh nghiệp, huyện, thành thị… rồi đến từng tỉnh bạn, hỏi han sự đón tiếp, sắp xếp của Ban Tổ chức đã chu đáo chưa? Với vai trò của một Tư lệnh, ông vừa kiểm tra, đôn đốc công việc của từng bộ phận, từ việc sắp xếp bài trí hàng ngàn tác phẩm; điện nước phục vụ chăm sóc cây; nơi ăn nghỉ của các tỉnh bạn, đến từng công việc ở khu vực tổ chức lễ khai mạc; vừa giới thiệu với khách những tuyệt tác của Bình Định trong Lễ hội SVC lần này, chẳng ai nghĩ ông đang ở độ tuổi 80.

Một góc triển lãm SVC hàng năm của Hội SVC tỉnh Bình Định

 

Là người đứng mũi, chịu sào, ông đã cùng với tập thể ban lãnh đạo Hội SVC tỉnh Bình Định có nhiều biện pháp giữ lửa cho phong trào, quy tụ, động viên khích lệ các nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn SVC Bình Định, tạo những bước đột phá trong khâu tìm kiếm, mở rộng thị trường; tạo mặt hàng đặc trưng của tỉnh Bình Định, vươn ra các tỉnh thành trưng cả nước. Hội đã tổ chức được nhiều cuộc lễ hội, triển lãm, hội thi, hội chợ SVC; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết và tay nghề cho hội viên;  động viên khuyến khích các nghệ nhân, doanh nhân tham gia hầu hết các Festival các cuộc triển lãm lớn của các tỉnh, thành phố, đoạt nhiều giải thưởng. Tổ chức phong tặng 527 nghệ nhân SVC, trong đó đề nghị phong tăng 44 “Nghệ nhân sinh vật cảnh Việt Nam”. Ông luôn sâu sát vui khi vui cùng cơ sở, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, khơi dậy và thúc đẩy lòng nhiệt tình, phát huy năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ Hội, động viên tinh thần say mê lao động sáng tạo nghệ thuật và năng động tìm kiếm thị trường của các nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn, làm cho SVC của Bình Định luôn sôi động. 

 

Được Ban Thường vụ phân công phụ trách công tác Hội, làm Trưởng đoàn kiểm tra, khảo sát các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên, ông đã dành nhiều thời gian, tranh thủ mọi thời cơ, đi sâu, đi sát, nắm chắc tình hình, nguyên nhân, cũng như hướng phát triển tổ chức và phong trào SVC của từng tỉnh, kể cả các tỉnh chưa có hội. Trong đó, có những vấn đề rất cụ thể của các tỉnh: Gia Lai, Đắc Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum … Ông trực tiếp gặp gỡ một số nhà lãnh đạo tỉnh, những nghệ nhân nòng cốt, những người có khả năng làm cán bộ chủ chốt, để thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Trao đổi với chúng tôi về kết quả kiểm tra, khảo sát và tình hình tổ chức và hoạt động của các tỉnh ông được phân công phụ trách, tôi hết sức ngỡ ngàng về từng chi tiết do ông phản ánh, không chỉ bằng công việc mà còn ấm áp tình người.

 

Càng tiếp xúc, tôi càng học tập ở ông một con người mẫu mực, giàu tâm huyết, trách nhiệm cao, tận tình, chu đáo với mọi công việc và đồng sự. Điều đó phần nào lý giải: Vì sao phong trào SVC của Bình Định phát triển rộng khắp, tổ chức chặt chẽ, nề nếp từ tỉnh đến các xã (P-TT) và tập hợp được trên 13.000 hội viên (đứng thứ 2 toàn quốc), thuộc gần 90% xã(P-TT) và 11/11 huyện, thành, thị Đại hội lần thứ IV – Hội SVC tỉnh Bình Định thật sự là ngày hội, hội tụ tâm, trí, lực tài của các tổ chức Hội và hội viên trong xây dựng tổ chức và phát triểnphát triển phong trào? Vì sao khi mời dự khai mạc Lễ hội SVC tỉnh Bình Định - 2017, trừ người đi công tác, còn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Định đều tới dự và động viên, cổ vũ phong trào, không thiếu một ai? Vì sao ông nắm rõ tình hình đến từng chi tiết về tổ chức và hoạt động của các tỉnh Nam miền Trung? Vì sao Cố Chủ tịch Đỗ Phượng nhận lời mời dự họp Ban Thường vụ, quyết tâm vào với Tám Quý, gặp gỡ Ban Thường vụ khóa VI, Văn phòng TW Hội phải hai lần đổi vé máy bay, chỉ đến khi bác sỹ đề nghị không được đi, ông mới phải chịu?

Nhân kỷ niệm 29 năm thành lập Hội - Bài và ảnh: Đào Mạnh Hạ

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng