Thời gian 23/11/2024 10:06 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Ông đại tá quân đội về vườn

Tôi vẫn gọi đùa anh như vậy với một tấm lòng khâm phục. Anh là Phạm Đăng Thân, Đảng viên, cựu chiến binh. Nhập ngũ tháng 3 năm 1959, lăn lộn khắp các chiến trường, năm 1990 anh về quê lúc ấy là “Đại tá ba sao”. Vốn là một cán bộ chính trị, so với chúng tôi, anh là người nhạy cảm với đường lối của Đảng hơn. Anh tự nhủ chủ trương của Đảng dù có đúng đắn đến đâu, muốn trở thành hiện thực, phải có sự phấn đấu nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó vai trò của Đảng viên là hết sức quan trọng. Xoá bỏ quan liêu bao cấp; lấy đơn vị kinh tế là hộ gia đình. Ừ nhỉ. Hộ gia đình có vốn, có lao động, có đất đai mà chịu bó tay, ngồi chờ sự giàu có do người khác mang lại sao đành. Nghĩ vậy, anh quyết tâm lao vào làm kinh tế gia đình. Anh có thổ ở hơn 1.000 mét vuông, lại một cái ao ngót 2 sào, thế mà chẳng đủ rau ăn quanh năm. Mỗi năm bơm tát ao một lần, số cá bắt được chẳng bõ công bơm tát. Người vợ hiền mảnh mai, chịu thương chịu khó thay anh nuôi cả 4 đứa con khôn lớn học hết cấp III cũng là giỏi lắm rồi.

Anh Phạm Đăng Thân và vợ (thứ 3 từ trái sang) tại khuôn viên của gia đình

Nghe nói ở Hưng Hà người ta nuôi ba ba trúng lắm. Thông qua bạn chiến đấu, anh mò tìm đến tận nơi, học cách xây bờ, bắt giun, nuôi ba ba. Về quê, anh dốc vét đầu tư cả chục triệu xây bao bờ ao nuôi ba ba. Thấy anh làm vậy, vợ anh bẩm ruột bẩm gan lo lắng. Anh em bạn bè thì quan ngại nhưng không hiểu ra làm sao nên chẳng ai giám gàn. Thế rồi mấy năm ấy mưa nhiều, ao thì màu mỡ, người thì siêng năng, ba ba chẳng phụ công anh, con nào con ấy béo vàng. Năm đầu anh bán ba ba thu 175 triệu, trừ đủ mọi thứ vẫn còn hơn 50 triệu đồng. ấy là chưa kể các ông bà chủ ao ba ba khắp nơi đến gia lưu lúc vui quên cả mệt. Trên vườn trồng táo thu 5-7 triệu/năm dễ dàng.

“Sự nghiệp ba ba” của anh kéo dài được 4 năm, vì anh ở giữa làng, ao nhà anh là ao nước tù, không có nước lưu thông. Phải năm hiếm mưa, nước ô nhiễm, ba ba cứ ăn mà không lớn, con nào con ấy gầy đét. Năm thứ tư còn bị dịch bệnh mất chục cân, vợ anh khóc sưng cả mắt. Bản chất truyền thống “Anh bộ đội cụ Hồ”“ThDFắng không kiêu bại không nản” thôi thúc anh tìm mò nuôi gà công nghiệp. Cả ngàn con gà chịu ăn lớn như thổi, chỉ chưa đầy 2 tháng đã xuất 1 lứa, thu không được như ba ba, nhưng cũng khá.

Lại chỉ được vài năm, thế rồi thị trường kén gà công nghiệp. Hàng trăm con gà, khoảng 2 kg/con ăn ngày mấy bao cám mà khách chẳng mua cho. ăn ít thì gầy đi không lớn, ăn nhiều thì lấy gì mà nuôi.

Những lúc căng thẳng như vậy, anh lại mò mẫm đi chơi với bạn bè. Nghe nói trên Thị xã và ở Bách Thuận- Vũ Thư người ta bẻ cành đa cành si bán hái ra tiền. Anh lục trong sổ lưu niệm đến nhà anh chàng Thư ở Đông Hoà xem thử ra sao. Anh lẽo đẽo đi theo cái anh chàng pháo thủ bé nhất khẩu đội, chân lại vòng kiềng, mồm thì lém lỉnh, chẳng làm cái gì nên thân, lúc nào cũng bị phê bình. Thế mà hơn 20 năm tìm gặp, hắn ta trở thành chủ nhân của hơn 400 cây đào, 1.600 gốc sanh, mấy chục bệ đa hạt và hơn 200 cây thế, nghe hắn giảng giải cả ngày không biết chán.

Bài & ảnh: Mạnh Hạ

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng