Thời gian 22/11/2024 2:04 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Sinh vật cảnh - ngành hàng đặc hữu quan trọng

Ngày 12/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định quy định một số nội dung, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề. Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn. Theo Nghị định, hoạt động “sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh” là một trong 7 ngành nghề nông thôn.

Lan Hồ Điệp được sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam

Hiện thực hoá nội dung trong Nghị định, ngày 9/5/2019, tại trụ sở Bộ NN&PTNT đã tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Bộ NN&PTNT và Hội Sinh vật cảnh Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến sinh vật cảnh; phối hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước... Tại Hội nghị này, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ xem sinh vật cảnh là một ngành hàng đặc hữu quan trọng trong hệ thống các ngành hàng của nền nông nghiệp và sẽ có các đề án, chương trình hành động cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, khai thác dư địa và lợi thế của ngành hàng này trong thời gian tới.

Theo TS. Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, hiện nay, diện tích sản xuất sinh vật cảnh tập trung và phân tán trên cả nước ước đạt trên 50.000 ha, trong đó diện tích tập trung khoảng 34.400 ha, với các mặt hàng chuyên canh như hoa, cây cảnh...

Ngoài ra, ngành nghề sản xuất sinh vật cảnh đang ngày càng bứt phá mạnh mẽ với hàng trăm làng nghề truyền thống đã được khôi phục và thành lập, phát triển đa dạng nhiều mặt hàng sinh vật cảnh như hoa, cây cảnh, chim cảnh, cá cảnh.... cho giá trị rất cao và tăng mạnh về số lượng.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng sinh vật cảnh đã được xuất khẩu và tăng mạnh về số lượng. Các vùng phụ cận của Tp Hà Nội, TP HCM và Lâm Đồng đã hình thành nên các trung tâm sản xuất sinh vật cảnh lớn, các Hợp tác xã, doanh nghiệp SVC đầu tư công nghệ cao, đem lại nguồn thu và làm giàu cho người sản xuất. Cụ thể theo Bộ Công thương, chỉ tính riêng hoa tươi cắt cành, hàng năm cả nước có khoảng 11.000 ha, với hơn 1 tỉ cành/năm, trong đó đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp...vv

Qua 30 năm thành lập (13/05/1989 - 13/05/2019), hiện Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã có 57 tổ chức Hội cấp tỉnh, gồm 6.000 chi hội với trên 350 nghìn hội viên khắp cả nước. Trong đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp lớn trong ngành nghề sản xuất kinh doanh các mặt hàng sinh vật cảnh.

Đến thời điểm hiện tại, Nghị định đã triển khai được khoảng hơn 2 năm, mang lại kết quả to lớn đối với nhiều địa phương. Tại Nghị định, Chính phủ đã chính thức công nhận hoạt động “sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh” là một trong 7 ngành nghề nông thôn - đây là tin vui và là sự động viên lớn lao đối với hoạt động sinh vật cảnh trên cả nước; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành sinh vật cảnh trong thời gian tới.

Hồng Phúc

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng