Thời gian 22/11/2024 10:33 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP HỘI (1989 - 2019)

LTS: Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Hội SVC Việt Nam lần thứ 2 khóa VI về việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng tới Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội SVC Việt Nam; Tạp chí Việt Nam hương sắc mở chuyên mục “Hướng tới Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội” nhằm chọn lọc để giới thiệu với bạn đọc những phát biểu, bài viết sâu sắc còn giữ nguyên giá trị của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bậc lão thành… nói về SVC nói chung và về Hội SVC Việt Nam nói riêng.

Tạp chí Việt Nam hương sắc kỳ này xin trân trọng giới thiệu phát biểu của đồng chí Đỗ Mười tại Hội nghị Hội Sinh vật cảnh Việt Nam ngày 26/11/2000.

 

SINH VẬT CẢNH LÀ MỘT NGÀNH KINH TẾ GIÀU TIỀM NĂNG

                                                                                                Đỗ Mười

          …Tôi thấy cần phải đặt vấn đề cho rõ hơn về quan điểm SVC làm đẹp thêm cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tạo cảnh quan môi trường sinh thái tốt đẹp hơn. Nó là một ngành văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý nghĩa về văn hóa, giáo dục và nghệ thuật, về bảo vệ môi trường. Trụ sở cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước chỗ nào cũng có nhiều cây cảnh đẹp, nhưng một thời gian không có người chăm sóc, cây chết dần. Như vậy SVC đòi hỏi phải có khoa học, kỹ thuật. Nó là một ngành khoa học và nghệ thuật. SVC sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa, tạo thêm công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước và xuất khẩu. Có nhiều nước người ta trồng hoa xuất khẩu thu hàng trăm, hàng tỷ đô la/năm như Hà Lan và Thái Lan. Hoa Tuy lip ở Hà Lan và Phong lan ở Thái Lan nổi tiếng trên thế giới.

          Như vậy có thể khẳng định SVC là một ngành văn hóa truyền thống, một ngành khoa học, nghệ thuật và ngành kinh tế giàu tiềm năng. Nó là một ngành dân sinh, một ngành khoa học quan trọng không nên coi nhẹ.

          Sinh vật cảnh vừa tạo thú chơi văn hóa lành mạnh, tao nhã để nâng cao cái đẹp trong tâm hồn, trong lối sống của mỗi người, đồng thời chú trọng sản xuất để có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi người. Hai việc này không có gì mẫu thuẫn cả, mà còn hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển. Hội SVC của các đồng chí phải trú trọng cả hai mặt: vừa nâng cao thưởng thức văn hóa, vừa động viên đẩy mạnh sản xuất. Tôi đồng ý với ý kiến cần phải xây dựng SVC thành một ngành kinh tế. Có thể đưa lên Internet giới thiệu SVC ở Việt Nam để tiếp cận với thế giới. Chúng ta có mở thị trường SVC trong khu vực không? Có mở thị trường thế giới không? Có chứ! Chúng ta phải làm và có thể làm được. Muốn vậy Nhà nước phải chỉ đạo, phải có cơ chế, có kế hoạch và bước đi phù hợp mà làm. Tuy nhiên qua báo cáo thấy Hội của các đồng chí còn nghèo quá, không có kinh phí, không có phương tiện làm việc. Như vậy thì rất khó, cứ như thế này nhiều năm nữa cũng không làm được. Nhà nước cần quan tâm hơn, cần có cơ chế rõ ràng.

          Chính phủ đã có quyết định về phát triển rau, quả, hoa và cây cảnh. Vậy phải có kế hoạch cụ thể hóa trong 5 năm và từng năm tiếp đó. Phải có điều tra cơ bản, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ 9 sắp tới cần đề cập đến sinh vật cảnh để các cấp, các ngành dựa vào đó mà triển khai.

          Các đồng chí cần trao đổi và bàn bạc cùng với các ngành hữu quan xây dựng và phát triển SVC đúng với tầm vóc và vị trí của nó trong quốc kế dân sinh, trong xây dựng phát triển văn hóa và trong nền kinh tế quốc dân, góp phần xây dựng xã hội ta, đất nước ta ngày càng giàu đẹp, văn minh, dân chủ, công bằng bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.

 

                                      (Bài đã đăng trên TC VNHS số 128, tháng 5/2004)

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng