Trải nghiệm bắt cá ở Hồng Vân- ảnh CTV
Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
Theo con đường trải nhựa từ trung tâm huyện Thường Tín khoảng 5 km du khách đến với xã Hồng Vân. Ngay bên đường, là cổng chào có dòng chữ “Du lịch Hồng Vân kính chào quý khách”. Đường dẫn vào các thôn được đổ bê tông sạch sẽ, hai bên đường nhiều loại cây xanh tươi tốt tỏa bóng mát. Ấn tượng nhất ở mỗi tuyến đường dẫn vào các thôn, người dân trồng duy nhất một loài hoa mang đặc trưng riêng cho mỗi tuyến như đường hoa Ban, đường hoa Giấy, đường Phượng Vĩ, đường cây Sanh, đường Lộc Vừng, đường Quả Mộc, đường Hoàng Yến, đường Xoài biếc… Hai bên những con đường là các vườn đào, cây cảnh, cây thế, hoa hồng ấn tượng.
Biểu diễn hát Quan họ trên thuyền ở Hồng Vân- ảnh CTV
Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân Mai Văn Ngần cho biết, Hồng Vân là xã thuần nông có diện tích tự nhiên 4,2km, dân số trên 6.000 người. Người dân Hồng Vân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, trồng rau màu kết hợp với kinh tế, thương mại, dịch vụ. Ngoài thế mạnh, Hồng Vân còn có nhiều tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp gắn với làng nghề sinh vật cảnh được công nhận ở 2 thôn Cơ Giáo và thôn Xâm Xuyên. Từ năm 2015, cùng với những đường hoa, Hồng Vân tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan, không gian sáng, xanh, sạch đẹp và thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng người Hồng Vân thân thiện, mến khách”, để tạo tiền đề cho phát triển du lịch. Bên cạnh phát triển nghề sinh vật cảnh theo hướng bền vững, Hồng Vân chú trọng nâng cao ý thức người dân và hình thành các mô hình tiêu biểu để người dân học tập. Năm 2017, Hồng Vân thành lập Ban quản lý điều hành du lịch, phân công các tiểu ban để tổ chức các hoạt động du lịch đi vào nề nếp. Năm 2018, xã Hồng Vân được UBND Tp. Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề. Sở Du lịch Hà Nội đã có sự hỗ trợ, đào tạo về nghiệp vụ du lịch cho địa phương.
Đình Vân La- ảnh CTV
Những sản phẩm hấp dẫn
Cùng với việc tham quan, trải nghiệm mô hình trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh, với “Một ngày làm nghệ nhân”, du khách đến
Riêng năm 2019, xã Hồng Vân đã đón 68.170 lượt khách, trong đó có 190 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 10 tỷ đồng. |
Hồng Vân hiện nay được giao lưu cùng các nghệ nhân, tự tay cắt, tỉa, tạo dáng cho sản phẩm. Du khách có thể đến tham quan các mô hình Nông trại giáo dục; Nuôi trồng các giống thủy sản, cá cảnh; Trồng, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn; Trưng bày đồ đá, mỹ nghệ, các món đồ cổ. Trải nghiệm làm nông dân, du khách còn được tìm hiểu về quy trình sản xuất, thưởng thức đặc sản của địa phương..
Chăm sóc cây cảnh
Cùng với những trải nghiệm về đời sống nông thôn, du khách có thể thả bộ trên đê sông Hồng khám phá không gian thanh bình của làng quê, tham quan vườn hoa hồng với 50 loại khác nhau cùng với những trang trại chăn nuôi, vườn cây ăn quả, thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp của vùng đất sa bồi ven sông Hồng. Du khách sẽ được ghé thăm những di tích lịch sử như Đình Vân La thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa; “Chợ Mới ông Già” nơi lưu giữ những dấu tích của cha con Thánh Chử Đồng Tử sinh sống, lập nghiệp, đền Mẫu Xâm Thị, chùa Đậu; lăng đá Quận Vân; nhà bia Tiến sĩ Nguyễn Ý, đình Xâm Xuyên, nhà thờ Cơ giáo - Bằng Sở…
Phó Chủ tịch Mai Văn Ngần chia sẻ, tuy đã có kết quả bước đầu nhưng khách đến Hồng Vân hiện nay mới chỉ ở trong ngày do chưa có dịch vụ lưu trú. Chúng tôi đang xây dựng mô hình vườn dạng homestay để đón khách. Hơn nữa, sản phẩm du lịch vẫn, chưa thực sự tạo sự hấp dẫn, mới lạ; kinh nghiệm phát triển làng nghề gắn với du lịch còn hạn chế; việc kết nối tạo thành chuỗi lên kết, phát huy thế mạnh của các làng nghề trong khu vực chưa chặt chẽ. Trong định hướng phát triển, Hồng Vân sẽ tiếp tục đầu tư, khai thác, phát triển du lịch trải nghiệm, khám phá, phát triển mô hình chợ đêm, thường xuyên tổ chức Hội hoa Xuân cuối năm, từng bước đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, phấn đấu xây dựng xã Hồng Vân thành “Điểm đến du lịch - sinh thái- làng nghề” hấp dẫn.
Theo baodulich
Tin tức khác