Thời gian 23/11/2024 7:31 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Hội SVC Việt Nam hoàn tất công tác xét công nhận 5 cây cổ thụ

Ngày 14 tháng 08 năm 2019 Hội SVC Việt Nam đã hoàn tất xét và công nhận 5 "Cây  cổ thụ có giá trị lịch sử - Văn hóa" cho hai tỉnh là Nam Định và Thái Bình.  

Tại Thái Bình

Tham gia đoàn giám định cây cổ thụ tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình gồm có Ông Phạm Ngọc Tạo - UVBTV, Chánh VP Hội SVC Việt Nam, Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Ông Nguyễn Ngọc Nguyên - UVBCH, Phó Chánh VP, Ông Trần Mạnh Tuấn - UVBCH, Phó TBT Website Hội, Ông Vũ Văn Thành - Phó giám đốc Trung Tâm Bảo tồn SVC Việt Nam, Ông Lại Quang Miên - Chủ tịch Hội SVC tỉnh Thái Bình.

 

Cây Đa Cống Gồng thuộc thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Cây Đa Cống Gồng là cây cổ thụ có độ tuổi khoảng 300 năm, chiều cao 15m, diện tích phủ tán 380m2, đường kính của thân ở vị trí 1,3m tính từ gốc cây là 2,05m. Cây Đa Cống Gồng gắn với sự tích và Miếu thờ bà Hoàng Thị Dung; là nơi linh thiêng, tôn nghiêm; gắn với truyền thống văn hóa, tâm linh và cuộc sống của cộng đồng dân cư thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Đoàn thắp hương trước miếu thờ trước khi giám định cây

 

Đoàn giám định lập biên bản giám định tại địa phương

 

Đoàn Giám định chụp ảnh lưu niệm cùng một số đại diện của chính quyền và nhân dân địa phương

Tại Nam Định có 4 cây cổ thụ

Cây Bàng

Tham gia đoàn giám định cây cổ thụ tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định gồm có Ông Phạm Ngọc Tạo - UVBTV, Chánh VP Hội SVC Việt Nam, Ông Nguyễn Mạnh Quỳn, Ông Nguyễn Ngọc Nguyên - UVBCH, Phó Chánh VP, Ông Nguyễn Thắng - UVBTV, Tổng Biên tập Tạp chí Việt Nam Hương sắc, Ông Trần Mạnh Tuấn - UVBCH, Phó TBT Website Hội, Ông Vũ Văn Thành - Phó giám đốc Trung Tâm Bảo tồn SVC Việt Nam, Ông Phùng Văn Hưởng - Phó Chủ tịch Hội SVC tỉnh Nam Định, Ông Trần Văn Bình PCT Hội SVC tỉnh Nam Định, Ông Phùng Văn Đồng - Vp Hội SVC Nam Định, và đại diện của Hội SVC xã An Nghiệp, đại diện nhân dân địa phương.

 

Cây Bàng – Trước đền thôn An Nghiệp, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu là cây cổ thụ có độ tuổi khoảng 200 năm, chiều cao của cây 15m, diện tích tán phủ 160m2, đường kính của thân cây ở vị trí 1,3m tính từ mặt gốc là 1,1m.

 

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp dưới gốc cây Bàng nhân dân địa phương có đào hầm bí mật để che dấu cán bộ và vũ khí để hoạt động cách mạng. Thời kỳ chống giặc Mỹ, nơi đây có chòi canh gác phòng không của Bộ đội Việt Nam.

Cây Gạo

Cây Gạo trước cổng Chùa Tào Khê, thôn Hội Khê, xã Hải Nam, huyện Hải Hậu là cây cổ thụ có độ tuổi khoảng 200 năm. Chiều cao của cây trên 25m, Diện tích phủ tán lá cây 150m, đường kính thân cây ở vị trí 1,3m tính từ mặt gốc là 1,5m.

 

Cây Gạo là nơi treo lá cờ Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 7 năm 1931) đánh dấu mốc với sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương và cuộc sống của cộng đồng dân cư thôn Hội Khê, xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”.

Đoàn giám định và đại diện của Hội SVC tỉnh Nam Định, Hội SVC xã Hải Nam, và đại diện nhân dân địa phương

Cây Đa - Liền kề Nghĩa trang liệt sỹ Thị trấn Cồn

Cây Đa liền kề với khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ thị trấn Cồn, thuộc xóm cao An, thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu là cây cổ thụ có độ tuổi khoảng 250 năm, Chiều cao của cây 15m, diện tích tán lá phủ trên 200m2, đường kính của thân cây ở vị trí 1,3m so với mặt gốc 2m.

Theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết thì tại cây Đa này vào trung tuần tháng 11 năm 1952 có treo cờ Đảng cộng sản Việt Nam, đánh dấu mốc với sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương”.

 

 

Cây Đa trong khuôn viên Đền An Nhân

Cây Đa trong khuôn viên đền thôn An Nhân là cây cổ thụ có độ tuổi khoảng 200 năm, chiều cao của cây 21m, diện tích tán phủ trên 200m2, đường kính thân cây ở vị trí 1,3m tính từ mặt gốc cây là 2,1m.

 

Thời kỳ chống Pháp dưới gốc cây Đa có hầm bí mật nuôi và che dấu cán bộ hoạt động cách mạng, thời kỳ chống Mỹ là chòi canh gác phòng không của Bộ đội Việt Nam và nhân dân địa phương.

Sau khi kết thúc giám định từng cây cổ thụ, Đoàn giám định đưa ra khuyến cáo với Hội SVC và nhân dân địa phương cách chăm sóc, bảo vệ cho riêng từng cây, tránh cho cây bị lão hóa, làm cho cây xanh tốt. 

Chủ tịch Hôi SVC Việt Nam đã ra quyết định Công nhận những cây trên là "Cây cổ thụ có giá trị lịch sử - Văn Hóa" và giao cho Chủ tịch Hội SVC tỉnh, Hội SVC Huyện, Hội SVC Xã có trách nhiệm phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, vận động hội viên và nhân dân địa phương thường xuyên chăm sóc, bảo vệ cây, giữ gìn truyền thống văn hoá, tôn tạo cảnh quan, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Bài và ảnh: Mạnh Tuấn - Nguyễn Thắng

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng