Là một tỉnh nông nghiêp, không có một ngọn núi đá, không có lấy một cánh rừng tự nhiên. Câu hỏi muôn thuở mà nhiều thế hệ suy tính là: Thái Bình đi ra, đi lên bằng cây gì? Con gì? Và làm gì? Vươn ra biển? Nhưng hàng chục vạn lao động có phải ai cũng đi biển? Khu công nghiệp sử dụng khí đốt Tiền Hải? Không phải người nông dân nào cũng vào làm công nhân được! Vả lại trữ lượng khí đốt có hạn. Các khu công nghiệp thu hút cả vạn lao động, nhưng còn những người trung cao tuổi, thiếu việc làm, thu nhập thấp … Người Thái Bình vốn khát khao cháy bỏng muốn được tận hưởng những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, khát khao làm giàu từ SVC, có lẽ kinh tế SVC cũng là một hướng đi.
25 năm qua, kể từ khi cố Phó Chủ tịch Trung ương Hội Lê Thành và đồng chí Đắc Thị Ất tham gia cùng Bí thư Tỉnh ủy Chu Rị đặt nền móng đầu tiên một phong trào quần chúng, mà trước đó, người am hiểu về SVC chỉ tính đầu ngón tay. Tháng 7/1993 Hội SVC tỉnh được thành lập, Chủ tịch đầu tiên là ông Phạm Bảo Bối, nguyên Trưởng Ban Thi đua tỉnh; ông Đào Mạnh Hạ, UV Thư ký - Chánh Văn phòng UBMTTQ tỉnh làm Phó Chủ tịch lo về xây dựng tổ chức và phong trào; ông Phạm Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin lo về chuyên môn, nghiệp vụ. Có 35 sáng lập viên, chỉ có khỏng khoảng 40% là người trực tiếp làm SVC, còn đa phần là lãnh đạo các sở, ngành nghỉ hưu, các thầy giáo, thầy thuốc, cựu chiến binh. Đây chính là nền tảng của phong trào SVC tỉnh Thái Bình phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Chỉ sau 2 năm, 8/8 huyện, thành phố và 52% số xã thành lập hội, với trên 5.000 hội viên. Hội tập trung vào các nhiệm vụ phát hiện, bảo tồn những giá trị văn hóa trên lĩnh vực SVC, xây dựng cảnh quan SVC vào nơi công cộng, trước hết là trường học, nghĩa trang liệt sỹ, các DTLSVH, tổ chức triển lãm, tập huấn, dạy nghề và tổ chức cho hội viên thăm quan các mô hình…
Năm 2001, sau khi dành thời gian cùng lãnh đạo Tỉnh hội nghiên cứu nhiều mô hình trồng cây cảnh, cây hoa, mô hình làm kinh tế SVC … rồi trực tiếp lên tận Thường Tín mua những loài lan giống về tự tay trồng, từ khi có 1-2 lá cho đến khi mùa nào thứ nấy lan ra hoa thật là vui mắt, ông Nguyễn Duy Việt, PBT Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự của Hội nói: “Làm SVC vốn đầu tư không lớn, tận dụng được lao động nông nhàn, đất đai, cả ở sân vườn lối đi… khéo làm thì cũng có tiền”. Ngày 21/4/2001 Tỉnh ủy có Công văn số 66/CV-TU, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội SVC các cấp đã xác định rõ hướng đi cho Hội mà trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế SVC.
Hội rất chú trọng đến công tác tuyên truyền về SVC, thường xuyên cung cấp tin, bài, ảnh, tư liệu cho các cơ quan báo chí; phối hợp với Đài PT – TH xây dựng hàng chục phóng sự, trong đó phối hợp với VTV3 xây dựng bộ phim Hương sắc Thái Bình. Có nhiều biện pháp vận động cán bộ hội viên mua và sử dụng Tạp chí Việt Nam Hương sắc, có thời kỳ cả tỉnh mua tới gần 500 số; phối hợp với Tạp chí tổ chức hội nghị tọa đàm “Tạp chí Việt Nam Hương sắc với phong trào SVC ở Thái Bình”
Hội luôn chủ động bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, hàng năm xây dựng chương trình hành động gắn với các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, chú trọng quan tâm đến công tác tập huấn, dạy nghề nâng cao trình độ hiểu biết và tay nghề cho hội viên. Hội được cấp ủy, chính quyền và các ngành rất quan tâm giúp đỡ, hai lần được hỗ trợ kinh phí điều tra, xác định 975 cây cổ thụ,và xây dựng phương án chăm sóc bảo vệ từng cây,trong đó đề nghị Trung ương Hội công nhận 135 Cây di tích LSVHVN; Hội liên hệ với Trường Cao Đẳng nghề NNPTNT Bắc Bộ về mở lớp dạy nghề 41A thời gian 01 năm, cho trên 54 cán bộ hội viên, hầu hết anh em trở thành hạt nhân của phong trào SVC ở Thái Bình, 42/54 người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân SVC; 31/54 người là doanh nhân và chủ nhà vườn tiêu biểu. Từ năm 2001, mười năm liền, Sở Lao động – TBXH hỗ trợ kinh phí cho Hội dạy nghề SVC cho trên 7.000 lượt hội viên. Để có phong trào xây dựng SVC nơi công cộng, hội đã xây dựng các mô hình cảnh quan SVC ở Bảo tàng tỉnh; Lăng Nguyễn Đức Cảnh ở thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy; Khu lưu niệm Chủ tịch HCM ở Tân Hòa, Vũ Thư; Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Trong đó, từ năm 2004, giao cho Hội sử dụng 20 năm 4.000 m2 trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Khu công nghiệp phát triển, các nghệ nhân SVC đã đưa cây cảnh, non bộ, cây bóng mát, thảm cỏ, cây lá mầu tham gia bảo vệ môi trường, khắc phục phần nào tôn hóa, nhựa hóa, betol hóa làm cho màu xanh thực vật bị xâm hại. Hội đã ký văn bản liên tịch với ngành Giáo dục - Đào tạo và 2 lần sơ kết phong trào “Xanh hóa trường học”. Các kỳ sinh hoạt Hội thường được gắn với việc tổng kết các chuyên đề và thường được tổ chức tai các địa phương có phong trào, để tai nghe, mắt thấy. Hội chú trọng xây dựng tổ chức ở các đơn vị hành chính đi đôi với xây dựng các tổ chức hội chuyên ngành. Đến hết năm 2017, Hội có trên 12.000 hội viên, ở 199/256 xã, phường, thị trấn thuộc 8/8 huyện, thành phố. 188 tổ chức cơ sở xã, phường, thị trấn được thành lập theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của của Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu. 176 tổ chức cơ sở trực thuộc, trong đó 16 tổ chức cơ sở trực thuộc Tỉnh hội, bao gồm: 2 Trung tâm, 11 Câu lạc bộ, 2 doanh nghiệp, 1 hội... Tuy không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, nhưng những tổ chức này có chuyên môn sâu, vận động xã hội hóa cao, hoạt động khá mạnh, thường xuyên giao lưu liên tỉnh.
Phong trào làm kinh tế SVC phát triển khá mạnh, với trên 3.000 cán bộ hội viên tham gia, chuyển đổi trwn 1.000 ha sang trồng hoa cây cảnh; 698 hội viên xây dựng nhà vườn SVC trị giá từ một đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều hộ, nhiều vùng có thu nhập khá, đổi đời nhờ kinh tế SVC, xây dựng nhà cao tầng kiên cố, mua sắm được tiện nghi, phương tiện có giá trị cao. Chính quyền rất quan tâm, hỗ trợ việc chuyển đổi diện tích canh tác, có cả bờ xôi, ruộng mật sang làm SVC; hỗ trợ về thủy lợi, điện, đường xá vận chuyển, kinh phí mời thầy, mời thợ về dạy nghề. UBND tỉnh đã hỗ trợ Tỉnh hội đã hai lần tổ chức hội nghị biểu dương các điển hình trong phong trào phát triển kinh tế SVC.
Giai đoạn 2012 đến nay là giai đoạn kinh tế SVC gặp khó khăn, tác động xấu đến nhiều mặt của phong trào. Tuy nhiên, nhờ hoạt động có hiệu quả cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường … nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm. Ngày 23/7/2012 Tỉnh ủy Thái Bình đã có Chỉ thị 12-CT/TU và UBND tỉnh có Công văn số 1780/CV-UB, ngày 01/8/2012 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với Hội SVC các cấp, mà trọng tâm là lãnh đạo Hội SVC tham gia xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựng SVC phát triển theo hướng là ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao. Hội SVC tỉnh đã xây dựng chương trình hành động tham gia xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Phạm Văn Xuyên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch danh dự của hội thường xuyên sâu sát, kiểm tra phong trào và chỉ đạo. Sau 5 năm thực hiện, Hội SVC tỉnh đã nghiên cứu tổ chức hội nghị sơ kết theo từng chuyên đề, như: Bảo tồn cây cổ thụ, phát triển sinh vật cảnh vào Trung tâm chính trị VH xã, nhà văn hóa thôn; “Xanh hóa trường học”, phát triển kinh tế SVC, bảo tồn và tôn tạo SVC nơi thờ tự; xây dựng “Gia viên SVC - NTM”...
Cùng với các hoạt động chuyên ngành SVC, Hội đã động viên cán bộ hội viên đã tích cực tham gia hiến đất, ủng hộ kinh phí xây dựng Nhà Văn hóa, đường làng, ngõ phố, tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Từ thiện nhân đạo”. tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” dưới nhiều hình thức. Thực hiện nếp sống văn minh, sống hoà thuận, có nghĩa tình; xây dựng “Gia đình văn hoá”; xây dựng cảnh quan môi trường, trồng cây xanh bóng mát; chủ động xử lý rác thải, nước thải; tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài...
Với những thành tích trong 25 qua, Hội SVC tỉnh đã được tặng 8 Bằng khen của Hội đồng TW Liên hiệp các Hội KH&KTVN; Ban Chấp hành TW Hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Thái Bình. Hàng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; năm 2015 được Trung ương hội tặng cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc”; trên 800 cán bộ, hội viên được tặng kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp Phát triển sinh vật cảnh Việt Nam”; 148 cán bộ hội viên được phong tặng danh hiệu nghệ nhân SVC, trong đó, có 8 “Nghệ nhân sinh vật cảnh Việt Nam”; 298 lượt tổ chức hội các cấp và 736 lượt cán bộ, hội viên được các cấp, các ngành, các tổ chức khen thưởng.
Minh Hồng
Tin tức khác