Thời gian 13/12/2024 7:04 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Hiểu thế nào là bất động sản xanh?

Công trình xây dựng xanh và công trình thường thuộc bất động sản nghỉ dưỡng khác nhau cơ bản ở chỗ “cách ứng xử” như thế nào đối với môi trường sống.

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc biến đổi khí hâu nhất là việc thời tiết thay đổi thất thường trong vòng 2 năm 2015, 2016 đã tác động lớn đến cuộc sống của người dân góp phần hình thành một xu hướng mới trong hoạt động đầu tư bất động sản (BĐS).

Bên cạnh đó, việc dân số ngày càng tăng (nhất là ở các đô thị lớn như TPHCM) về cả tự nhiên lẫn cơ học, chính vì vậy, nhu cầu sở hữu nhà an cư ngày một tăng cao. Hiện nay phần lớn sản phẩm căn hộ nằm ở phân khúc trung bình của đại bộ phận cư dân. Đây là nguồn khách hàng tiềm năng, với những đòi hỏi khắt khe về nơi ở với những phong cách sống hòa nhập trong cộng đồng kết nối toàn cầu. Việc chọn lựa phong cách “sống xanh” hay chọn mua các sản phẩm “công trình xanh” chính là cách bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

Những ưu thế của bất động sản xanh cửa ngõ Đông Sài Gòn ...

Bất động sản xanh đang là xu thế hiện nay (ảnh minh họa)

Công trình xây dựng xanh và công trình thường thuộc BĐS nghỉ dưỡng khác nhau cơ bản ở chỗ “cách ứng xử” như thế nào đối với môi trường sống. Trên mức độ công nghiệp, BĐS nghỉ dưỡng “xanh” thực hiện các cam kết về tính bền vững ngoài việc sử dụng vật liệu kiến trúc, xây dựng thân thiện môi trường còn tập trung vào tái chế, giảm đến mức có thể lượng nước và năng lượng sử dụng, giảm thiếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính,… ngay từ giai đoạn thiết kế đến xây dựng và vận hành, bảo trì bảo dưỡng về sau này.

BĐS xanh bao gồm khu nghỉ dưỡng xanh nên được xem là nơi cần bắt đầu trước tiên vì theo số liệu thống kê thì BĐS bao gồm các loại hình nhà ở từ tòa nhà đến biệt thự, nhà riêng lẻ,… tiêu hao nguồn tài nguyên với một mức độ “kinh khủng”.

Theo các chuyên gia, BĐS xanh không chỉ tốt cho môi trường sống nói chung, mà còn tốt cho chính sức khỏe của mỗi người. Công nghệ tiên tiến cùng với thiết kế thân thiện môi trường giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân vì đã góp phần nâng cao chất lượng không khí và nguồn nước cũng như giảm thiểu một dạng ô nhiễm nữa là “tiếng ồn”. Theo nghiên cứu (2016) của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Công trình Xây dựng, Đại học California thì các tòa nhà văn phòng “xanh” đã cải thiện nâng suất lao động và gia tăng sự hài lòng của nhân viên lên nhiều lần.

Lợi ích mà các công trình xanh mang lại khá rõ ràng. Thực tế cũng có nhiều chủ đầu tư muốn làm công trình xanh nhưng chưa có kinh nghiệm hoặc ngại chi phí tăng cao làm giảm lợi nhuận.

Với người tiêu dùng tâm lý chung vẫn thích “bất động sản xanh” nhưng việc phân biệt như thế nào là “xanh” thực sự và cân đối với chi phí phải bỏ ra để được hưởng tiện ích này cũng là điều cần lưu ý.

Tiêu chí đánh giá “xanh” với bất động sản nghỉ dưỡng có thể sẽ sớm được các tổ chức quốc tế áp dụng với chuẩn mực như LEED của Hội đồng bất động sản xanh Hoa Kỳ (USGBC) nhưng có xét đến điều kiện đặc thù của bất động sản được đánh giá là bất động sản nghỉ dưỡng. Hệ thống đánh giá và cấp giấy chứng nhận “xanh” chắc chắn sẽ đặt ra yêu cầu quá trình thiết kế ban đầu đến khi triển khai dự án phải có trách nhiệm môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả cho cả “chu kỳ sống” của khu nghỉ dưỡng: từ khâu ý tưởng đến lên thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp và ngay cả phá bỏ,… đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn “xanh”.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận, không phải việc thêm tiêu chí xanh vào một dự án để có thể đáng giá đây là “công trình xanh” hay công trình sinh thái cho cuộc sống của khách hàng mà bắt buộc công trình xanh phải xanh từ nội tại của sản phẩm. Bởi lẽ, khách hàng hiện nay đều là “người tiêu dùng thông minh” khi họ đều chú trọng tới chất lượng cốt lõi của sản phẩm. Họ sẽ quan tâm tất cả từ khâu thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu, hoàn thiện và hoạt động của công trình sau này.

Chính vì vậy, một dự án được nhận là xanh có nghĩa họ đã đạt được những tiêu chuẩn thực chứng nào đó. Tại Việt Nam hiện nay, có khá nhiều các tiêu chuẩn xanh được lưu hành như: Edge (của tổ chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới); Green Mark (Singapore), Leed (Mỹ),... Mỗi tiêu chuẩn đều có các điểm mạnh yếu khách nhau nhưng hình chung thì các yếu tố cơ bản như: Địa điểm xây dựng công trình bền vững; sử dụng năng lượng và nước hiệu quả; sử dụng vât liệu và tài nguyên thân thiện với môi trường,…đều là các yếu tố cơ bản. Điều này đồng nghĩa với việc nếu xây một công trình xanh tức là công trình này phải xanh từ ngay trong “nội tại” của nó.

Tháng 5/2016, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quyết định số 419 về “Kế hoạch hành động của ngành xây dựng về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo kế hoạch này, đến năm 2030, 50% đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh.

ST

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng