Thời gian 22/11/2024 3:38 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Sinh Vật Cảnh

Trịnh Thuận Đức

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa là một cuộc chiến đấu bên bỉ và không kém phần quyết liệt. Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, giữ cho được 54 bản sắc riêng của mỗi dân tộc đã không dễ dàng gì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày nay ta lại giao lưu hội nhập rộng rãi với thế giới, giữ gìn bản sắc văn hóa càng không ít khó khăn do các nguyên nhân sau: 

1. Những nền văn hóa lớn có sức lan tỏa rất mạnh. Lịch sử dân tộc ta đã bị chi phối mạnh bởi hai nền văn hóa lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Ông cha ta đã bền bỉ, kiên cường để vừa tiếp thu những tinh hoa của hai nền văn hóa trên vừa bảo vệ được bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là những kỳ tích thật đáng tự hào. 

2. Những trung tâm văn hóa lớn mạnh có sức hút về trung tâm rất cao. Ở các trung tâm văn hóa là nơi có nhiều ngành khoa học kỹ thuật, nghệ thuật tầm cao, đương nhiên là có sức thu hút mọi người của mọi dân tộc anh em tìm về để giao lưu, học tập. Người lao động ở mọi tỉnh thành đều đổ về các thành phố trung tâm vì ở đó có nhiều ngành nghề, nhiều việc để kiếm sống. Tiếng phổ thông (Kinh) trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung, sách báo khoa học kỹ thuật chủ yếu là tiếng phổ thông, nếu không biết đọc thì làm sao bà con các dân tộc tiếp thu được các kiến thức để biết cách cải tiến trồng trọt và chăn nuôi. Rồi người Việt Nam có ước mơ và có nhu cầu đến các trung tâm văn hóa, khoa học, nghệ thuật lớn của thế giới để tu nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn. Cho nên ngay ở Việt Nam, nguy cơ trực tiếp là nền văn hóa của các dân tộc thiểu số sẽ mờ dần đi, nếu chúng ta không có đường lối bảo tồn và phát triển một cách thiết thực. 

3. Các nước có nền công nghiệp phát triển đương nhiên họ cũng đạt được những thành tựu lớn về văn hóa và văn hóa đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu văn hóa ngày nay không thua kém xuất khẩu vũ khí thì văn hóa của các nước phát triển phải tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường thế giới. Các nước chậm phát triển sẽ trở thành nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa văn hóa của họ. Không có một chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp thì sẽ thua ngay trên sân nhà. 

4. Âm mưu của các thế lực bành trướng, bá chủ thế giới, muốn áp đặt các giá trị văn hóa của họ cho các dân tộc khác. Kinh nghiệm lịch sử đã cho ta thấy: "Mất văn hóa thì độc lập dân tộc cũng không còn." 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra ràng: mỗi nền văn hóa dân tộc chỉ có thể tồn tại được khi nó mở rộng giao lưu quốc tế. Từ tư tưởng trên, ta thấy có hai vấn đề: 

Một là không thể không tiếp thu các thành tựu văn hóa của thế giới vì một nền văn hóa không có giao lưu là nền văn hóa chết. 

Hai là bản sắc văn hóa không phải là cái “nhất thành bất biến” vì văn hóa luôn luôn phát triển, bản sắc cũng phải phát triển theo nên vừa phải kế thừa tinh hoa bản sắc văn hóa truyền thống vừa tiếp biến văn hóa thế giới để tạo lập nên bản sắc văn hóa mới theo yêu cầu của thời đại. Chính từ những vấn đề nêu trên, ta thấy cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển bản sắc đòi hỏi một ý chí dân tộc rất cao, một trình độ thông minh, sáng suốt và nhạy bén tương ứng chứ không hề đơn giản. 

Nhìn vào nghệ thuật Sinh Vật Cảnh (SVC), chúng ta đã từng phân tích những mặt yếu về nghệ thuật cây cảnh của các thế hệ kế tiếp cha ông sau này ít tìm tòi sáng tạo, nặng về sao chép làm cho nghệ thuật dậm chân tại chỗ khá lâu… Ngày nay không cẩn thận chúng ta lại phạm phải sai lầm là áp đặt quan điểm, áp đặt lối chơi, phải như thế này mới đúng, không thể như thế kia... tất sẽ dẫn đến toàn quốc chỉ có một cách hiểu, một lối chơi, dẫn đến hàng loạt các sản phẩm SVC làm ra đều na ná giống nhau. Khi các sản phẩm SVC ở đâu cũng na ná giống nhau thì mọi cuộc giao lưu, triển lãm, trưng bày, festival SVC sẽ trở nên nhàm chán, bởi chẳng có gì để trao đổi, học hỏi và phát triển. 

Vấn đề là làm sao để phát triển bản sắc văn hóa SVC của 54 dân tộc anh em? Phải đa dạng về sản phẩm, về loại hình, phong phú về tạo dáng, hình thành nhiều trường phái SVC khác nhau trên nhiều vùng miền của đất nước dựa trên một định hướng nghệ thuật chung. 

Bảo tồn và giữ gìn đa dạng văn hóa SVC và phát huy bản sắc dân tộc nước nhà là điều tiên quyết khi giao lưu tiếp biến với văn hóa SVC thế giới để không đánh mất mình. 

Tham khảo: Giáo trình Mỹ học Mác-Lênin, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 

Theo Tạp chí VNHS

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng