Thời gian 22/11/2024 2:15 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Để sinh vật cảnh Việt Nam phát triển mạnh mẽ cần nhiều giải pháp đồng bộ, căn cơ

Sáng nay, 23-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, Ngành, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. TS. Nguyễn Hữu Vạn - Chủ tịch Hội SVCVN có bài phát biểu quan trọng về sự phát triển của sinh vật cảnh Việt Nam trong thời gian tới.

TS. Nguyễn Hữu Vạn - Chủ tịch Hội SVCVN phát biểu tham luận tại Hội nghị

Mở đầu bài phát biểu, TS Nguyễn Hữu Vạn - Chủ tịch Hội SVCVN giới thiệu với Hội nghị về quá trình thành lập Hội SVCVN với lịch sử thành lập Hội từ năm 1989. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc đó và bây giờ là TTCP ký Quyết định thành lập; Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là 1 trong 6 Hội thành lập đầu tiên khi chuyển đổi cơ chế, từ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường; Hội đã trải qua quá trình hơn 30 năm hoạt động và khi Nghị định 52 được ban hành, SVC đã được coi là 1 ngành kinh tế giá trị cao, với các sản phẩm làm đẹp cho xã hội, quê hương, đất nước như hoa, cây cảnh, cá cảnh...

TS. Nguyễn Hữu Vạn cho biết, xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh trong thời gian tới vì đây là vấn đề quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm SVC. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh có giá trị rất cao khi xuất khẩu ra nước ngoài, do đó cần chú trọng xuất khẩu, xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm ra thị trường thế giới;  cùng với đó chương trình nông thôn mới cũng cần quan tâm phát triển lĩnh vực sinh vật cảnh vì hoạt động của lĩnh vực này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chương trình. Trong đó có một số tiêu chí của nông thôn mới thuộc về lĩnh vực sinh vật cảnh như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, môi trường cảnh quan văn hoá…

Với bản báo cáo chi tiết, Bộ NN&PTNT đã tổng kết khá đầy đủ kết quả, hạn chế của Nghị định 52 đối với ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, Hội SVCVN có môt số kiến nghị để lĩnh vực SVC ngành càng phát triển trong thời gian tới như: cần thiết quy hoạch các ngành nghề để có các chính sách đồng bộ, căn cơ đi kèm như chính sách về đất đai, khoa học kỹ thuật, thị trường, tài chính tín dụng; đề nghị Bộ NN&PTNT với vai trò QLNN phối hợp các Bộ, Ngành liên quan rà soát lại các ngành nghề, xây dựng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hàng năm để có cơ sở đề ra các giải pháp thực hiện.

Được biết, lĩnh vực SVC từ trước tới nay phát triển hầu như tự phát, những làng nghề SVC như Nam Điền - Nam Định, Hồng Vân - Thường Tín, Làng Hoa Sa Đéc - Đồng Tháp..thành công được là do địa phương quan tâm. Do đó rất cần chính quyền địa phương, cơ quan quản lý vào cuộc một cách sát sao, hiệu quả hơn nữa để hình thành các làng nghề SVC tương xứng với tiềm năng thế mạnh của từng địa phương.

Hội SVC VN cũng đề nghị cơ quan QLNN đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho SVC, các ngành nghề thủ công , mỹ nghệ và hàng năm tổ chức các Hội thảo với các Hội ngành nghề để có đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm; đưa khoa học kỹ thuật và CNTT vào sản xuất SVC, thủ công mỹ nghệ.

Năm 2019, Hội SVC VN đã tổ chức một hội nghị xúc tiến thương mại rất lớn là hội nghị Bon sai suisekei Châu Á Thái Bình Dương tại TPHCM, lần đầu tiên VN tổ chức một Hội nghị quốc tế SVC lớn như vậy, với 25 nước tham gia, Hiệp hội Bonsai khu vực và thế giới cũng tham gia với gần 1000 khách quốc tế, hội nghị đã tạo dư luận tích cực trong và ngoài nước với sinh vật cảnh Việt Nam. Đặc biệt, tại Hội nghị này khách quốc tế cho biết, sản phẩm SVC Việt Nam không thua kém sản phẩm SVC thế giới, nhiều du khách đã mang sản phẩm SVC Việt Nam về nước làm quà lưu niệm. 

Kết thúc bài phát biểu, TS. Nguyễn Hữu Vạn chúc Hội nghị thành công tốt đẹp và mong muốn với hiệu quả của Nghị định 52, sự quan tâm sát sao của các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương, lĩnh vực sinh vật cảnh sẽ ngày càng phát triển trong thời gian tới.

Hồng Phúc lược ghi

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng