Thời gian 23/11/2024 10:55 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Chùm ảnh: Ngắm bộ cánh cực đẹp của các loài chim bói cá Việt Nam

Không chỉ nổi tiếng nhờ tài bắt cá điêu luyện, các loài chim thuộc họ Bói cá (Alcedinidae) còn được biết đến với bộ cánh rất “thời trang”. Cùng khám phá điều này qua các loài chim bói cá Việt Nam.Chùm ảnh: Ngắm bộ cánh cực đẹp của các loài chim bói cá Việt Nam

Chim sả vằn (Lacedo pulchella) dài 21-24 cm, là loài định cư tương đối phổ biến từ Trung Bộ đến Nam Bộ, thường gặp ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu BTTN Vĩnh Cửu. Loài chim bói cá này sống trong rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa. Ảnh: eBird.

Chim sả mỏ rộng (Pelargopsis capensis) dài 37-41 cm, là loài định không phổ biến đến tương đối phổ biến từ Trung Bộ đến Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là sông, hồ lớn bên trong hoặc gần ràng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao rụng lá, rừng cây gỗ nơi trống trải, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.

Chim sả đầu nâu (Halcyon smyrnensis) dài 27-29 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở các khu vực trống trải, rừng thứ sinh, nơi canh tác. Ảnh: eBird.

Chim sả đầu đen (Halcyon pileata) dài 29-31 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước. Loài chim này sống ở các khu vực đất ngập nước trong đất liền và ven biển , rừng ngập mặn, bãi biển, vườn trồng. Ảnh: eBird.

Chim sả khoang cổ (Todiramphus chloris) dài 24-26 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, di cư không phổ biến qua vùng Đồng Bắc. Sinh cảnh của loài này là rừng ngập mặn, đất ngập nước ven biển, đất canh tác, công viên, bờ sông lớn, các vùng đầm lầy. Ảnh: eBird.

Chim sả mày vàng (Todiramphus sanctus) dài 18-23 cm, là loài chim lang thang tại Nam Bộ. Chúng sống ở rừng ngập mặn, đất ngập nước, vườn, nơi canh tác ven biển. Ảnh: eBird.

Chim bồng chanh (Alcedo atthis) dài 16-18 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là đất ngập nước trong đất liền và ven biển, suối trong rừng cây gỗ thưa. Ảnh: eBird.

Chim bồng chanh tai xanh (Alcedo meninting) dài 15-16 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ (Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Khu BTTN Vĩnh Cửu). Chúng sống gần suối, sông, ao nhỏ trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.

Chùm ảnh: Ngắm bộ cánh cực đẹp của các loài chim bói cá Việt Nam

Chim bồng chanh đỏ (Ceyx erithaca) dài 12-14 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ, Chúng sống ở gần suối, ao nhỏ bên trong rừng lá rộng thường xanh. Ảnh: eBird.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng