Thời gian 25/11/2024 9:14 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Các kỳ lễ hội Bonsai & Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương

Lịch sử ngắn gọn

Năm 1989, ông Paiman đã nảy ra ý tưởng khởi xướng một cuộc tập hợp cây cảnh trong khu vực cho ông Ismail Saleh, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hòa Indonesia, là người rất yêu nghệ thuật cây cảnh và là người bảo trợ của Hiệp hội bonsai Indonesia ( PPBI).

Lúc đầu, mọi người đều không tin liệu Indonesia có khả năng tổ chức một sự kiện lớn như vậy hay không, nghệ thuật cây cảnh được coi là tương đối mới và không nổi tiếng ở Indonesia. Tuy nhiên, với sự khuyến khích mạnh mẽ từ ông Ismail Saleh và quyết tâm bền bỉ từ ông Paiman để giới thiệu và quảng bá cây cảnh nhiệt đới độc đáo ra đấu trường thế giới, cuối cùng, họ đã quyết định khởi xướng một sự kiện mang tên Hội nghị & Triển lãm cây cảnh Châu Á Thái Bình Dương, viết tắt là ASPAC được tổ chức tại Bali.

 

Logo của sự kiện ASPAC

ASPAC đầu tiên, Bali-Indonesia, 1991
Hội nghị được tiến hành lần đầu tiên tại Trung tâm Hội nghị Nusa Indah, Nusa Dua, Bali vào năm 1991. Với tinh thần thúc đẩy tình bạn giữa tất cả những người yêu cây cảnh và tinh thần yêu thiên nhiên, môi trường. Hội nghị đầu tiên này đã quyết định thiết lập chủ đề “Tình bạn qua Bonsai”.

Được tổ chức bởi Hiệp hội cây cảnh Indonesia và với sự hỗ trợ của chính phủ Indonesia, sự kiện này đã được chào đón nồng nhiệt và thu hút những người yêu thích cây cảnh từ 15 quốc gia tham dự, đồng thời giới thiệu với bạn bè thế giới một Bali xinh đẹp.

Ông Saburo Kato, Chủ tịch Hiệp hội Cây cảnh Nippon và các bậc thầy lớn khác từ Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác cũng tham dự và tiến hành biểu quyết cho quyết tâm của tổ chức này.

Thành công này là một khoảnh khắc lịch sử cho tất cả những người yêu thích cây cảnh, không chỉ từ Indonesia mà còn lan tỏa đến các các đại biểu tham dự. Tất cả các đại biểu đã nhận ra cơ hội tiềm năng để thiết lập một phong trào cây cảnh trong khu vực, không chỉ đây là một bộ môn nghệ thuật, mà còn thúc đẩy tình bạn và hòa bình cho tất cả mọi người. Sáng kiến của Bali đã truyền cảm hứng cho những người yêu thích cây cảnh bằng việc có được nghị quyết tiến hành sự kiện này hai năm một lần. Tại cuộc họp hội nghị, các đại biểu từ Hồng Kông đã tình nguyện tiến hành sự kiện tương tự vào năm 1993.

Sự khởi đầu này đã phát triển thành một thông lệ hai năm một lần trên thế giới cho đến ngày nay sau gần 30 năm.

Logo sự kiện ASPAC15 được tổ chức tại Việt Nam

Từ Bali đến thế giới!

ASPAC thứ 2, Hồng Kông, 1993
ASPAC lần thứ 2 được tổ chức tại Hồng Kông với thông điệp là “Cây cảnh tốt hơn, Môi trường tốt hơn”. Sau khi thành lập Hiệp hội Suiseki (đá cảnh) của Indonesia (PPSI) vào năm 1992, người ta đã quyết định đưa Suiseki vào ASPAC và tên chính thức của sự kiện đã trở thành “Lễ hội Bonsai & Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương” đưa Bonsai (cây cảnh) và suiseki vào cùng một sự kiện.

ASPAC thứ 3, Singapore, 1995
Thành công tiếp tục và những người yêu thích hòn non bộ ở Singapore đã tổ chức hội nghị lần thứ 3 với chủ đề “Cuộc sống mãnh liệt với Cây cảnh” (Gracious Living with Bonsai).

ASPAC thứ 4, Thượng Hải, Trung Quốc, 1997
Cuộc thi ASPAC lần thứ 4 được thực hiện tại Thượng Hải với chủ đề “mang lại tình bạn và môi trường tốt hơn cho tất cả mọi người”.

ASPAC thứ 5, Đài Bắc, Đài Loan, 1999
Giữa trận động đất thảm khốc một năm trước, Đài Loan đã tổ chức thành công sự kiện thứ 5 với chủ đề “Niềm đam mê Phương Đông - Oriental Passion”.

ASPAC lần thứ 6, Kuala Lumpur, Malaysia, 2001
Malaysia đã được bầu để tổ chức hội nghị lần thứ 6 và tiến hành thành công hội nghị. Chủ đề: “Sức mạnh thiên niên kỷ và nghệ thuật của thiên nhiên - “Millennium Man and The arts of Nature”.

ASPAC thứ 7, Manila, Philippines, 2003
Sau thành công của Kuala Lumpur, Philippines đã lần lượt tổ chức Hội nghị lần thứ 7 tại Manila. Chủ đề: Cây - đá và sự hòa hợp - “Trees and Stones in Harmony”.

ASPAC thứ 8, Bắc Kinh, Trung Quốc, 2005
Bắc Kinh được bầu chọn để tổ chức ASPAC lần thứ 8 với chủ đề “Đam mê trên cây và đá - “Passion on Trees and Stones”.

ASPAC lần thứ 9, Bali, Indonesia, 2007
Sau 16 năm kể từ khi thành lập, ASPAC trở lại Indonesia. Hội nghị được tiến hành thành công tại khách sạn Inna Beach, Sanur-Bali. Chủ đề: “Tình bạn, hòa bình và văn hóa - Friendship, Peace and Culture”.

ASPAC thứ 10, Đài Trung, Đài Loan, 2009
Theo quyết định trong ASPAC tại Bali lần thứ 9, Đài Loan đã được chọn lại để tổ chức lần thứ hai với chủ đề “Sự hài hòa của thiên nhiên - The Harmony of Nature”.

ASPAC lần thứ 11, Takamatsu, Nhật Bản, 2011
Lần đầu tiên sau 20 năm, cuối cùng Nhật Bản đã quyết định tham gia bằng cách tổ chức ASPAC lần thứ 11. Hội nghị diễn ra ở Takamatsu. Chủ đề: “Tình bạn và tương lai tốt đẹp hơn - Friendship and Better Future”.

ASPAC lần thứ 12, Jintan, Trung Quốc, 2013
Sự kiện này là một chương trình giới thiệu hợp tác quốc tế. Đây là lần đầu tiên, hai sự kiện quốc tế được tiến hành cùng một lúc và ở một nơi: Triển lãm Bonsai thế giới “WBC” thứ 7 và ASPAC lần thứ 12

ASPAC lần thứ 13, Quảng Châu, Trung Quốc, 2015
Cuộc thi ASPAC lần thứ 13 được thực hiện tại Quảng Châu với chủ đề là “Nghệ thuật không biên giới của Bonsai & Suiseki”. Sự kiện này được thực hiện cùng với Câu lạc bộ Bonsai quốc tế (BCI).

ASPAC lần thứ 14, Đài Trung Đài Loan, 2017
Một hội nghị kết hợp khác: BCI và ASPAC được tổ chức tại Đài Trung, Đài Loan, vào ngày 4 tháng 6 năm 2017

ASPAC lần thứ 15, TP HCM, Việt Nam, 2019
Theo quyết định tại Hội nghị lần thứ 14 tại Đài Loan, cuộc họp mặt lần thứ 15 của ASPAC sẽ được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày 15-18 tháng 11 năm 2019. Sự kiện này được tổ chức bởi Hội Sinh vật cảnh Việt Nam. Chủ đề: “Nghệ thuật Bonsai – Nơi hội tụ của tình bạn và sự hòa hợp - The Art Bonsai - The Convergence of Friendship - Integration".

JUADARY – TỔNG THƯ KÝ, CỐ VẤN ASPAC

BAN TRUYỀN THÔNG ASPAC15 VIỆT NAM

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng