Thời gian 24/11/2024 10:39 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030

Trong những năm qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường. Đặc biệt là trong xây dựng và phát triển nông thôn mới tại các địa phương.

Trồng rau xà lách công nghệ cao

Phát huy vai trò kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới, ngày 12/03/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 340/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu tổng quát nhằm Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã; không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên, 45 nghìn hợp tác xã với 8 triệu thành viên; Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60-70% trên tổng số hợp tác xã cả nước; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã và 500 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản,…

Bên cạnh đó, định hướng phát triển liên hiệp hợp tác xã trong nông nghiệp để phát huy thế mạnh của từng hợp tác xã trong hỗ trợ các hợp tác xã khác và liên kết với doanh nghiệp, vươn tầm hoạt động ra địa bàn cả nước và xuất khẩu; Thực hiện tính liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn, bảo đảm an toàn hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân…

Để thực hiện đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, Thủ tướng chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công xây dựng giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

Một là, Tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Hai là, Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách.

Ba là, Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Bốn là, Đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Năm là, Tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Sáu là, Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Bảy là, Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Tám là, Xây dựng, triển khai một số chương trình, đề án điển hình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, như: Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025; đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025”; đề án “Xây dựng phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”; đề án “Hỗ trợ hợp tác xã phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2021 - 2030”...

HP TH

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng