GS.TS. NGÔ QUANG ĐÊ
Trong chậu cảnh người ta chia ra: chậu cảnh cây xanh (Bonsai) và chậu cảnh non bộ (Sơn Thủy). Chậu cảnh cây xanh (Bonsai) là loại hình nghệ thuật đặc thù, khi nói đến Bonsai là nói đến sự thu nhỏ thiên nhiên để đạt mục tiêu “tiểu trung kiễn đại”.
Trước khi nói về thưởng thức hoặc thẩm định, ta cần hiểu qua về những nét đặc trưng của loại hình nghệ thuật này:
1/ Tính tổng hợp: thể hiện ở sự vận dụng tổng hợp kiến thức khoa học kĩ thuật và văn học nghệ thuật; thể hiện ở chỗ nó có mối liên hệ hữu cơ không thể chia cắt với nhiều môn khoa học khác như thực vật, sinh lý thực vật, thổ nhưỡng học, kĩ thuật làm vườn và truyền thống văn hóa vùng miền v.v…
2/ Tính phức tạp: Trong một không gian nhất định, thường là hạn hẹp nhỏ bé lại cần diễn đạt một cảnh quan lớn, một ý cảnh sâu sắc. Tác phẩm không những là hình ảnh tự nhiên thu nhỏ lại mà về mặt kĩ sảo cần điêu luyện, tuy thường xuyên xén tỉa nhưng không để lại dấu vết bàn tay con người, nhân tạo mà như thiên thành.
3/ Tính liên tục sáng tạo: Tác phẩm Bonsai là tác phẩm có sinh mệnh. Hội họa, Điêu khắc chỉ làm một lần là xong nhưng với tác phẩm Bonsai thì phải thường xuyên tác động như chăm bón, tưới nước, xén tỉa, phòng trừ sâu bệnh v.v... thì giá trị thẩm mỹ của tác phẩm mới được bảo tồn.
4/ Tính thời gian cảm mỹ: Ở tác phẩm Bonsai thì cây cối biến đổi theo mùa, theo tuổi. Thời gian khác nhau gợi cho ta những cảm mỹ khác nhau. Mùa xuân cành lá non tơ, mùa hạ xanh lục, mùa thu, thu đông ở một số loài cây lá chuyển màu vàng hoặc màu đỏ (Lá Phong đỏ như mối tình đượm lửa - Tế Hanh). Mùa xuân xem hoa, mùa hạ xem lá, mùa thu xem quả, mùa đông xem cành. Một bức Họa thì bốn mùa không thay đổi.
5/ Tính thưởng thức đại chúng, phong phú: Ai cũng có thể thưởng thức được, song tùy ở mức độ hiểu biết, tùy trình độ cảm thụ và kinh nghiệm sống khác nhau mà cảm thụ tác phẩm ở mức độ sâu nông khác nhau. Đây cũng là điểm khác với Hội họa. Có những bức Họa, nhất là bức họa trừu tượng thì không phải ai xem cũng hiểu và do vậy mà không thích nó.
Thưởng thức và thẩm định tác phẩm là hai việc khác nhau thường diễn ra đồng thời, đan xen vào nhau. Người thẩm định thì phải biết thưởng thức nhưng người thưởng thức không phải ai cũng làm được công việc thẩm định.
Như trên đã nói, chậu cảnh cây xanh (Bonsai) có đặc trưng riêng của nó, việc thưởng thức, đánh giá không thể thoát ly những đặc trưng đó. Việc đánh giá phải phù hợp với cảm mỹ vốn có của nó, bao gồm cái đẹp tự nhiên, cái đẹp xã hội và cái đẹp nghệ thuật, sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Ngoài những định hướng kể trên, có thể dựa vào mấy nguyên tắc dưới đây để thẩm định:
Như vậy khi thẩm định không thể thoát ly đặc trưng của nó, không thể thoát ly cái đẹp vốn có của nó, sự hài hòa giữa hình thức và nội dung v.v… cuối cùng dựa vào 7 tiêu chí trên để xếp loại. Bonsai thường có các dáng trực, siêu, hoành, huyền, nếu tiêu chí không rõ ràng thì khó xếp loại cái nào hơn cái nào (dáng trực, siêu, hoành, huyền mỗi dáng có cái đẹp riêng của nó, khi phân loại hơn, kém là nói tới kĩ sảo của người chế tác).
Theo Tạp chí VNHS
Tin tức khác