Thời gian 21/11/2024 4:00 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Sản xuất và lai tạo cá cảnh

Thành phố Hố Chí Minh đã chọn cá cảnh trở thành vật nuôi trong nền nông nghiệp đô thị. Đã có các chính sách phát triển cá cảnh, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho hộ gia đình và các công ty trong quá trình sản xuất, tuy nhiên mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh, tỷ trọng xuất khẩu vẫn còn khá thấp so với khả năng và tiềm lực của thành phố.

     Trong các cơ sở sản xuất, nuôi cá cảnh thì đa phần là sản xuất giống thuần túy từ những giống loài đã có sẵn, ngoài ra cũng nhập từ nước ngoài về để bán và làm giống một số cá cảnh. Những năm gần đây có các công ty như Saigon Cá cảnh, Công ty Cổ phần SVC Thiên Đức, Cơ sở cá cảnh Châu Tống và Công ty Hải Thanh chuyên nhập và sản xuất cá chép Koi.

     Theo số liệu khảo sát được công bố, trong các năm 2007-2008  sản lượng cá cảnh sản xuất khoảng 30 triệu con, trong đó xuất khẩu 2-3 triệu con (khoảng 10%) với 12 loài cá cảnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 triệu USD.

      Năm 2017, có 285 cơ sở sản xuất và nuôi cá cảnh, sản lượng 143 triệu con, xuất khẩu : 16,2 triệu con ; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Châu Mỹ: 12,28%, Châu Âu: 54,33%, Châu Á: 30%, các quốc gia khác trên 3%. Tiêu thụ trong nước đạt 119 triệu con (theo số liệu của Chi cục Thủy sản TP Hồ Chí Minh  tháng 11/2017).

            Thời gian qua Sở KHCN TP đã cấp kinh phí thực hiện các đề tài như: Nghiên cứu sinh học và sinh sản cá Chạch lửa, nghiên cứu sinh học cá Thái Hổ (Viện NCTS II – TT Sinh học Việt Xô thực hiện); Sưu tầm các loại cá Tỳ bà bướm; Cơ sở dữ liệu về cá cảnh trên địa bàn thành phố (Trường ĐH Nông Lâm); cá Thủy Tinh, cá Neon bản địa (TT Khuyến nông Tp Hồ Chí Minh). Cá Bá chủ - cá nước mặn - (Viện NCTS II) vv... nhưng trong quá trình chuyển giao sản xuất chuyên nghiệp còn gặp nhiều khó khăn

             Hiện nay các nhà sản xuất của thành phố đã lai tạo và nhân giống được nhiều loài cá cảnh đẹp, có giá trị. Có những loại, các nghệ nhân mất hàng 5-7 năm để có giống mới có giá trị (Cá Đĩa beo). Cá Đĩa từng đạt một giải Vàng ở Aquarama Singapore và một giải Bạc tại Hội chợ cá cảnh ở Đức.

 Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, các công ty, trại giống đều du nhập chủng loại cá từ nước ngoài và xem đây là dòng F1 dùng làm bố mẹ.

      Xuất phát từ những thực trạng trên, để phát triển sản xuất, nuôi cá cảnh, xin có 1 số đề xuất kiến nghị sau:

  • Có các giải pháp, chính sách khuyến khích các đơn vị lai tạo, cho ra những sản phẩm lạ về ngoại hình và màu sắc, có giá trị thương phẩm trong nội địa và xuất khẩu.
  • Đặt hàng các đề tài về bảo vệ, tôn tạo các gen cá bản địa có giá trị kinh tế. Kết hợp nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tại đơn vị sản xuất, nhằm đưa kết quả nguyên cứu vào sản xuất cá cảnh. Nâng tầm sản xuất kinh doanh cá cảnh xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Châu Á và Quốc tế.
  • Tổ chức hội thảo khoa học hàng năm giữa các cơ sở khoa học, Viện - Trường, nghệ nhân và các đơn vị sản xuất để xác định nhu cầu cần nghiên cứu thực tế và triển khai sản phẩm ra xã hội theo nguyên tắc bán sản phẩm thị trường cần, chứ không bán sản phẩm có sẵn.
  • Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng vùng an ninh sinh học trong nuôi cá cảnh. Khuyến khích và hướng dẫn sử dụng một số test nhanh về bệnh cá.
  •    Hàng năm cần công bố các công trình, đề tài, giải pháp của các đơn vị đã nghiên cứu lai tạo thành công các giống loài mới. Chào hàng các giống mới cho các đơn vị sản xuất có nhu cầu, công bố trong các hội nghị hội thảo chuyên đề.

 

 

                                                                                                                                  Tống Hữu Châu

 

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng