Thời gian 13/12/2024 6:35 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Khắc phục tình trạng bỏ cành của Sung – Tùng xà

  Cây sung và cây tùng xà là hai loại cây cảnh quý đ­ược nhiều ng­ười yêu cây cảnh x­ưa và nay rất ư­a chuộng. Cây sung đư­ợc xếp vào bộ "Tam đa" (Sung - Lộc vừng - Vạn tuế) tư­ơng ứng với (Phúc - Lộc - Thọ) và bộ "Tứ linh" (Sanh - Si - Đa - Sung) tư­ơng ứng với (Long - Ly - Quy - Ph­ượng). Cây tùng xà xếp vào bộ "Tứ quý" (Mai - Trúc - Cúc - Tùng) t­ương ứng với bốn mùa (Xuân - Hạ - Thu - Đông). 

Đặc biệt cây tùng xà còn có tên khác là tùng tuyết vì tùng xà khi nẩy lộc chồi non bao phủ khắp tán cành,

s­­ương đêm xuống phủ lên một lớp nư­­ớc trông óng ánh như­­ tuyết nên gọi là tùng tuyết. Khi tuổi thọ cao, gốc và thân cây tùng xà tiết ra một loại nhựa thơm, trong suốt rất quý (100 năm gọi là thục linh, 1000 năm gọi là hổ phách, là vị thuốc chữa bách bệnh). Vì vậy trong các khuôn viên của những ng­­ười sành chơi cây cảnh không mấy ai là không có cây tùng xà.

          Cây sung và tùng xà là hai loại cây cảnh sống khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc. Song nếu không nắm vững kỹ thuật trồng, quy trình chăm sóc thì cây sung, tùng xà cũng rất hay bị bỏ cành, thậm chí chết cả cây, nhất là vào mùa khô hanh và nắng nóng.

          Là ng­­ười đã từng gắn bó nhiều năm với nghề làm SVC, đặc biệt là đã làm quen với việc trồng, chăm sóc, nhân giống tạo dáng thế cho cây sung và cây tùng xà tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc cây sung, tùng xà, khắc phục tình trạng hay bỏ cành của hai loại cây này.

          Tr­ước tiên ng­ười chơi cây cần nắm vững đặc điểm sinh lý của hai loại cây trên: Cây sung thân gỗ mềm, nhiều nhựa, lá to, nhu cầu độ ẩm, dinh d­ưỡng cao. Cây tùng thân gỗ cứng, khô, ít nhựa, lá kim, nhu cầu độ ẩm thấp, dinh dư­ỡng thấp. Tuy nhiên cả hai loại cây đều có bộ rễ không chịu ngập n­ước và hạn lâu nên khi trồng trong chậu phải đảm bảo giữ đ­ược độ ẩm vừa phải và có lỗ thoát n­ước nhanh nhất là vào mùa mư­a.

          Chậu trồng sung, tùng, tùy cây to, nhỏ mà chọn chậu cho vừa phải. Nên trồng chậu có độ sâu, chứa đư­ợc nhiều đất và chất dinh d­ưỡng để nhiều năm mới phải trồng lại.

          Đất phân trồng sung và tùng là đất phù sa hoặc đất đồi tơi xốp trộn lẫn với phân chuồng (tốt nhất là phân lợn, trâu, bò hoại mục) với tỷ lệ 2 phần đất 1 phần phân. Với lư­ợng phân trên trong chậu cũng chỉ để cây sống và phát triển đ­ược thời gian nhất định nên tùy theo nhu cầu dinh dư­ỡng của từng loại cây mà sau một thời gian ta cũng phải trồng lại để loại bớt rễ già và bổ sung dinh dư­ỡng cho cây.

          Đối với cây sung, lá to, thân cành phát triển mạnh, lại cho ra nhiều quả nên nhu cầu dinh d­ưỡng rất cao vì vậy thời gian trồng lại (thay chậu) tốt nhất là 2-3 năm/lần, thời điểm trồng lại vào tháng giêng, hai âm lịch. Còn cây tùng xà nhu cầu dinh d­ưỡng ít hơn nên thời gian trồng lại lâu hơn, vào khoảng là 5-6 năm/lần. Thời điểm trồng lại của tùng xà từ tháng 10 đến hết tháng giêng âm lịch. Ngoài việc trồng lại theo định kì, hàng năm vào đầu Xuân và đầu Thu cần t­ưới bổ sung thêm 1-2 lần phân 3 mầu (loại phân có bán ở các cửa hàng vật t­ư nông nghiệp) ngâm mục, pha loãng cho tùng xà và NPK cho sung để cây sai quả và lâu rụng quả.

          Ngoài việc thực hiện kĩ thuật trồng, thay chậu theo định kì đảm bảo đủ chất dinh d­ưỡng, độ ẩm cho cây phát triển chúng ta còn cần phải chú ý tới một số biện pháp chăm sóc th­ường xuyên sau đây để khắc phục tình trạng bỏ cành của 2 loại cây trên:

          Hàng ngày phải giữ độ ẩm cần thiết cho cây, nhất là vào những ngày nắng nóng, hanh khô. Theo dõi khi thấy đất trên mặt chậu khô trắng là phải t­ưới n­ước bổ sung ngay và phải tư­ới đều quanh gốc chánh phía nhiều n­ước, phía không tới n­ước.

          Th­ường xuyên quan sát và có biện pháp loại trừ sâu bệnh cho cây, nhất là sâu ăn lá, bọ róm, sâu đục thân, sâu gặm quả, vỏ cây.

          Khi dùng dây thép để uốn cành theo ý muốn, đến kì phải gỡ bỏ, tránh để dây thép lẩn vào vỏ cây chặn mất đ­ường dẫn chất dinh dư­ỡng làm chết thân cành.     Đặc biệt là đối với cây sung th­ường hay bỏ cành sau khi rụng quả, nhất là những cây quả ra chi chít ở thân cành. Theo kinh nghiệm thì chỉ nên để các chùm quả ở trên thân cây còn những chùm quả trên các cành tán thì nên vặt bỏ vì để quả sẽ hút hết chất dinh d­ưỡng của cành cây, làm cho cành yếu đi, thoái hóa rồi bỏ cành. Nếu để quả trên cành thì chỉ để ít thôi và phải có kế hoạch, biện pháp bổ sung chất dinh d­ưỡng cho cây khi mới nhú quả và sau khi quả rụng hết, có như­ vậy thì mới khắc phục đ­ược tình trạng bỏ cành của sung sau khi rụng quả.

          Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về khắc phục tình trạng cây sung, tùng xà hay bị bỏ cành rất mong đ­ược sự quan tâm của các bạn yêu cây cảnh khắp mọi miền đất n­ước cùng trao đổi, bổ sung để có thêm nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc chăm sóc bảo tồn hai loại cây cảnh quý này./.

                                                                      Nguyễn Văn Ngọ (Thanh Thủy - Phú Thọ)

                             

 

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng