Thời gian 22/11/2024 5:01 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Thuần dưỡng Mi mộc

Lê Quang Khang

Chim họa mi có giọng hót rất cao lại trong trẻo, có cung bậc, nhiều làn điệu và hót một thôi chim chọi rõ dài, được mệnh danh là chàng ca sĩ tài hoa bậc thầy của núi rừng. Hoạ mi còn là loài võ nghệ cao cường, nhiều con tung ra những chiêu võ kỳ diệu khiến bao người say mê. Nó đã được giới sành chơi chim cảnh nước ta xếp vào bộ tứ quý: cu gáy, yến hót, hoạ mi và yểng (nhồng).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chim Hoạ mi - ảnh minh hoạ

Hoạ mi cảnh là loài chim rừng đã trưởng thành bị bẫy bắt về nuôi. Thời gian đầu gọi là mi mộc (bổi). Việc thuần dưỡng mi mộc vô cùng khó khăn, nếu người nuôi không có bề dày kinh nghiệm thì đa phần họa mi sẽ chết vì các lý do sau: 

1) Đặc điểm mi mộc là rất nhát. Thấy người hoặc nghe tiếng động mạnh là mi trổ lồng như điên, đến mức vỡ đầu, vỡ mặt, gẫy mỏ, sã cánh mà chết. Vì vậy phải luyện cho chim rạn người dần bằng cách trùm áo lông kín để dưới đất nơi vắng người và không có những tiếng động mạnh. Sau mười ngày hè chút áo lồng cho chim quen người. Dần dần hé áo lồng to hơn và để nơi có người qua lại. Khoảng vài ba tháng khi chim không quá sợ người mới bỏ hẳn áo lồng và treo lồng lên cao. Hằng ngày người nuôi nên gần gũi chim nhiều, có thể chia ra cho chim ăn nhiều bữa để tạo cho chim quen người. Bạn có thể cầm từng con cào cào hay từng vụn thịt nạc đưa vào lồng để nhử chim lúc chim đang đói. Khi nào chim xông tới mổ thức ăn trên tay bạn là hay. Cứ làm như vậy, chim sẻ sán người. Tập huýt sáo mồm như mi đực hót hoặc như mi cái xuỳ cho chim hót theo. Khi đã thành phản xạ có điều kiện, thấy người tới gần, chim không những không trổ lồng mà còn cất tiếng hót chào đón. Luyện tốt thì sau dăm tháng chim hoàn toàn không trổ lồng nữa. Ngược lại thì có người nuôi hàng năm hoặc lâu hơn nữa chim vẫn còn trổ lồng khi có ngưòi đến gần. 

2) Thức ăn mới lạ, chim không ăn hoặc ăn không mạnh nên bị chết đói hoặc chết vì suy dinh dưỡng. Vậy phải tập cho chim quen dần với thức ăn mới. Trước khi thả chim vào lồng phải đút cào cào, thịt nạc hay lòng đỏ trứng chín cho chim ăn no để vài ngày sau dù chim không ăn vẫn sống; trong lồng cần có đủ một cóng nước sạch, một cóng đựng cám chim hay gạo rang tẩm lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay cào cào hoặc ít mẩu thịt nạc. Mỗi ngày kiểm tra chim ăn uống 1 lần để thay nước, thay thức ăn mới và thức ăn hợp với khẩu vị của chim. Nên nhốt nhiều họa mi mộc trong một lồng để thuần dưỡng là hay nhất vì trong đó sẽ có con phàm ăn, các con khác sẽ bắt trước ăn rồi tranh nhau ăn. Khi nào chim ăn mạnh là chắc sống. Từ đó chỉ cần một món ăn chủ lực là gạo rang tẩm lòng đỏ trứng gà hoặc trứng vịt (mỗi lạng gạo khoảng 2 quả trứng) hoặc  cám chim chính phẩm và thỉnh thoảng cho chim ăn thêm chút thịt nạc, vài con cào cào là đuợc. Gạo tẩm ít trứng hoặc cám chim chất lượng thấp chim gầy yếu, lông không muợt mà, không gọn, đứng không vươn cao. Đó là chim bị suy dinh dưỡng, cơ thể mắc bệnh chết. 

3) Ngoài ra chim có thể chết vì nuôi thiếu vệ sinh. Nước cho chim uống phải luôn trong sạch. Thức ăn phải tuơi hoặc không bị nấm mốc. Đáy lồng phải luôn sạch sẽ. Mùa đông cần giữ ấm cho chim, mùa hè cần treo chim nơi thoáng mát nhưng không có gió lùa. Khi chim đã thuộc cần cho tắm nắng buổi sáng mỗi ngày nửa giờ và cho tắm nước vài ngày một lần cho chim sạch sẽ, không có bọ. Cần thửa lồng tắm và máng tắm riêng cho chim. 

Thực hiện tốt ba việc trên, bạn sẽ thành công trong việc thuần dưỡng họa mi mộc. Cũng từ đó, bạn có thể áp dụng để thuần dưỡng các loài chim cảnh khác. 

Theo Tạp chí VNHS

 

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng