Thời gian 22/11/2024 9:35 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Sự đồng cảm về dáng thế Bonsai và 1 góc nhìn qua 4 tiêu chí Cổ, Kỳ, Mỹ, Văn

                                                Nguyễn Tịch

                                              Hội SVC tỉnh Đăk Lăk

1. Đồng cảm với định nghĩa về cây thế:

Đã từ lâu, Tạp chí Việt Nam Hương sắc của Hội SVC Việt Nam luôn là tờ báo gối đầu giường của tôi và nhiều anh em trong Hội SVC tỉnh Đăk Lăk. Nó vừa có tính thời sự, thông tin các sự kiện diễn ra của các Hội SVC địa phương, vừa là nguồn tư liệu quý giá cho người muốn tìm hiểu và chơi SVC.

Đặc biệt qua bài viết ”Tạo hình CCNT phải đậm đà bản sắc dân tộc” của Nhà nghiên cứu SVC Lê Quang Khang đăng trên Tạp chí Việt Nam Hương sắc số 286, phát hành tháng 7/2017 đã làm sáng tỏ về tính nghệ thuật và lối chơi “cây thế” truyền thống mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Một tư liệu vô cùng quý giá.

Lần theo “địa chỉ” từ điển Hán - Việt, tôi tìm được chữ “thế”, nhờ người viết lại, xin đưa ra đây để hội viên và bạn đọc cùng nhận dạng vì trong từ điển có tất cả 12 chữ “thế”.

Cũng xin đề nghị, qua tạp chí Việt Nam Hương sắc, lãnh đạo Hội SVC Việt Nam nên có chủ trương phổ cập rộng rãi các tài liệu về lĩnh vực này đến các cấp Hội viên vì hiện nay đa phần người chơi cây cảnh trong và ngoài Hội còn nhầm lẫn giữa thế cây và dáng cây.

Xin lạm bàn về dáng cây: Theo khái niệm của kỹ sư Trần Lập biên soạn trong giáo trình giảng dạy của bộ nông nghiệp, thì “Dáng là khái niệm mang tính hình học, căn cứ vào thân chính của cây, cây tự nhiên và bonsai đều có dáng”.

Có 3 dáng cơ bản và 2 dáng trung gian trong tự nhiên và trong cây cảnh nghệ thuật:

  • 03 dáng cơ bản:

1, Trực (thẳng đứng)

Thân đứng, thẳng hay cong lượn

2, Hoành (nằm ngang)

Thân gần như nằm ngang, thẳng hay cong lượn

3, Huyền (đổ)

Thân đổ xuống, thẳng hoặc cong lượn

  • 02 dáng trung gian:

1, Nghiêng (xiêu) giữa trực và hoành

Thân nghiêng, thẳng hay cong lượn

2, Bán huyền giữa hoành và huyền

Thân đổ xuống theo đường chéo, thẳng hay cong lượn

Tôi xin minh họa bằng 1 sơ đồ để bạn đọc dễ hình dung:

  1. Xin đưa ra một góc nhìn về tiêu chí “kỳ” trong 4 tiêu chí “cổ, kỳ, mỹ, văn” của cây cảnh nghệ thuật Việt Nam:

Hiện trạng của giới chơi cây cảnh hiện nay, dùng từ “quái” (cây quái, gốc rễ quái) để biểu đạt tiêu chí “kỳ” của cây cảnh nghệ thuật Việt Nam.

Thoạt nghe có vẻ rất “kêu” và “hot”. Nhưng phân tích kỹ thì không ổn: “kỳ” trong chữ Hán được dịch và hiểu là khác lạ (kì dị), độc đáo. Không phải kỳ là quái. Nếu lạm dụng từ “quái” khiến ta liên tưởng đến cái ác (quái ác, yêu quái, quái thai …)

Ở tỉnh chúng tôi, một số cụ lớn tuổi rất dị ứng với từ “quái”, nên có ấn tượng không tốt về những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật khác lạ, độc đáo được gọi là “cây quái”, nên không bao giờ đặt ở vị trí trang trọng hoặc trưng bày trong các dịp lễ tết vì sợ mang lại những điều quái gở, không hay!

Phải chăng chữ “quái” ở đây ngược lại với mục đích chơi và yêu thích, CCNT là hướng tâm hồn con người đến chân, thiện, mỹ?

Thiết nghĩ bộ môn CCNT Việt Nam phải được tôn vinh là “Văn kỳ thanh” (một loại hình nghệ thuật nổi tiếng, đặc sắc) và chiêm ngưỡng những tác phẩm CCNT độc đáo phải được hiểu là: “Diện kiến kỳ hình”. Thật nhẹ nhàng, trong sáng, hài hòa trong 4 tiêu chí cổ (già cỗi); kỳ (khác lạ, độc đáo); mỹ (đẹp đẽ về hình thức); văn (tính nhân bản sâu lắng ẩn chứa bên trong tác phẩm)./.

Theo Tạp chí VNHS

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng