Thời gian 22/11/2024 9:18 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Quan điểm đánh giá tác phẩm thi Bonsai

Dư Hữu Đức

                                                       Hội SVC TP.Hồ Chí Minh

Qui định thể thức chấm thi, ở bộ môn nghệ thuật nào cũng thế. Đánh giá tác phẩm thi bonsai cần phải có 5 tiêu chuẩn cơ bản đánh giá một tác phẩm như: Nghệ thuật - kỹ thuật - tán lá - loại chậu - kích thước cây. Để dựa vào đó làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác hẩm đạt giải cao, điều kiện đầu tiên là phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn cơ bản, rồi từ đây mới có các bước so sánh về mặt nghệ thuật, kỹ thuật với các tác phẩm khác. Sau đó mới cân nhắc chọn lọc.

Như chúng ta đã biết, một tác phẩm nghệ thuật, kỹ thuật phải có sự sáng tạo, không có tác phẩm nào giống tác phẩm nào. Đây chính là sự khó khăn trong việc cân nhắc đánh giá. Cho nên cần phải có những tiêu chuẩn rất cơ bản để định hình. Không thể cho rằng các tiêu chuẩn này là trói buộc, cứng ngắt, khuôn mẫu như một số ý kiến của các bạn đọc đã đưa ra.

Một điều hiển nhiên, nếu không dựa vào các tiêu chuẩn, sẽ dẫn tới vấn đề rối loạn trong cách nhìn nhận đánh giá tác phẩm, đi đến hệ quả là lẫn lộn, mù mờ khi thẩm định. Vì ai cũng đánh giá theo cảm tính riêng, kết cục là vàng thau lẫn lộn. Vấn đề này đã xảy ra rất nhiều năm có cuộc thi tranh nhau nhiều tác phẩm để giám khảo chọn ra một tác phẩm đẹp. Có nhiều tác phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có nhiều lỗi kém tự nhiên, nét nhân tạo còn quá thô trong kỹ thuật chế tác bọc lộ quá rõ, lại được xem là đẹp (ngược lại tôn chí của Bonsai).

Như vậy không thể nào cho rằng, dựa vào 5 tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm Bonsai là đạt tiêu chuẩn. Cây kiểng Bonsai nào cũng phải đạt từ: gốc - rễ - cành - nhánh - dáng thế - bố cục, chủng loại… thì thật là khó mấy khi đạt được.

Từ quan điểm đó cho nên chúng ta phải phân ra nhiều loại giải như: Cây có dáng thế độc đáo - Giải cây có bộ cành nghệ thuật - Giải cho sự hài hòa giữa cây và chậu. Theo ý kiến của chúng tôi thì: Trong tự nhiên chỉ có 5 thế cơ bản, từ đó có nhiều biểu thức khác nhau, không thể nói thế này độc đáo hơn thế kia, vì có gì mới lạ hơn đâu. Hoặc một tác phẩm Bonsai khi được đem đi trình bày giới thiệu, tất nhiên bộ cành sẽ được chăm sóc, uốn sửa công phu nghệ thuật. Hoặc sự hài hòa giữa cây và chậu chỉ là một điều kiện bắt buộc của một tác phẩm đẹp. Nới rộng ra đó chỉ là các tiêu chuẩn của một tác phẩm trong các nội dung để đánh giá một tác phẩm.

Một tác phẩm được xem là có giá trị cao về mặt nghệ thuật, buộc phải thỏa mãn tất cả điều kiện cơ bản đó ở mức cao nhất. Có như thế, cây đạt được giải mới quý, mới hiếm, mới xứng đáng với giá trị mà nó mang tên. Một tác phẩm đẹp phải hoàn thiện. Đó chính là sự vượt trội hơn hẳn khi so sánh với các tác phẩm khác. Đây chính là cái đích mà các nghệ nhân luôn khát khao, tìm tòi, vươn tới. Do đó, không thể cho rằng người ta không thể trông chờ cái gì cũng hoàn thiện. Trong nghệ thuật cây kiểng cũng vậy nếu chúng ta cứ cứng ngắt cầu toàn.

Nếu đi theo quan điểm này, dễ dàng đi tới chỗ tầm thường hóa cái đẹp trong nghệ thuật Bonsai. Các tác phẩm không cần phải khó tìm, ít công phu tạo tác, vẫn được đánh giá cao. Từ đó đi đến chỗ mù mờ, lẫn lộn về chân giá trị của một tác phẩm. Không nên cho rằng tùy từng nét đẹp của một lĩnh vực nghệ thuật mà sản phẩm được trao giải, hẳn sẽ tránh được sự gượng ép trao giải như trước đây.

Cuối cùng điều chúng tôi muốn nói thêm, việc tăng cường các loại hình giải, chỉ nhằm mục đích mở rộng khuyến khích phong trào. Nhưng như vậy tính chuyên môn sẽ không sâu và chuyên - không nên nhìn nhận vấn đề một cách cực đoan, phiến diện, mà nên có cách nhìn tác phẩm, vấn đề cảm thụ, tính chuyên môn cần phải nâng cao hơn nữa. Có được các yếu tố này, loại hình nghệ thuật Bonsai Việt Nam sẽ có tầm vóc của khu vực và thế giới.

Theo Tạp chí VNHS

                                                                 

 

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng