Thời gian 22/11/2024 11:27 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Phân tích phân bón cho cây trồng

Nói đến phân bón có người cho là đơn giản, cần thì cho phân bò hoặc ra cửa hàng hoa kiểng mua phân về, thế là xong. Có người cho là phức tạp vì phân bón rồi không thấy cây tốt hoặc quá tốt mà không thấy ra hoa.

Số đông người trồng cây thường than thở, tại sao lúc mới mua cây về thì quá đẹp, sau đó lại xấu và càng ngày xấu đến nỗi bất mãn.

Trồng cho được hay đạt thì phải cho ăn theo nhu cầu, không biết chức năng và tác dụng của phân thì lấy đâu mà cho ăn theo nhu cầu, không theo nhu cầu của cây thì không thể nào đạt.

Phân bón hiện giờ được chia ra làm 3 thành phần dinh dưỡng, gồm có đa lượng, trung lượng và vi lượng:

1) Đa lượng là dinh dưỡng mà cây cần rất nhiều, gồm có N, P và K (Đạm, lân, kali).

2) Trung lượng là dinh dưỡng mà cây cần vừa phải, gồm có: S (Lưu huỳnh, Ca (Canci) và Mg (Manhê).

3) Vi lượng là dinh dưỡng cần thiết mà thiếu thì không được, gồm có: Fe (sắt), Zn (Kẽm), Cu (Đồng), Cl (Calo), Mn (Mangan), Mo (Molipden), Ni (Niken), Bo (Bor).

Ở mảnh đất tự nhiên, phần đa lượng thường dễ bị thiếu, nhất là thời buổi đất cũng bị “tăng ca”, càng tăng ca thì càng bị thiếu trầm trọng,              buộc phải bón phân đa lượng, trung lượng và vi lượng dù thiếu cũng không đến nỗi.

Đối với hoa kiểng buộc phải “nhốt” trong chậu, mà lại cho ăn theo ý người trồng, không phải ý cây, thì lấy đâu mà tốt cho được.

Phân N -P -K quan trọng như thế nào ? Đối với cây kiểng có tác dụng như sau:

* N thường được gọi là đạm, thiếu thì cây không lớn, mà nhiều thì bị bội thực. Phân urê là đạm loại phân đơn dùng cho rau cải thì hợp, cho hoa kiểng thì phải cẩn thận, quá nhiều làm cho béo phì nguy hiểm lắm! Trong trường hợp cần dùng thì nên pha một muỗng canh với 20 lít nước và không nên bón quá 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.

* P thường gọi là Lân giúp cho phát triển rễ, kích ra hoa.

* K là Kali (có người gọi là phân muối ớt) giúp cho chắc củ, cứng cây, hoa đậm màu, ngọt trái. Ở Thái Lan trước khi thu hoạch cây ăn trái thường tăng cường Kali để tăng vị ngọt cho trái cây ra trái sau này.

Đối với hoa kiểng nên dùng phân tổng hợp, không nên dùng phân đơn, tối thiểu phải có đa lượng để giữ thăng bằng cho cây. Đây mới là phần kiến thức, thực hành còn đòi hỏi nhiều khía cạnh nữa. Được biết người nuôi trồng hoa lan hầu như có kiến thức đầy đủ về phân bón mà kết quả còn có khi được khi không.

Theo tiêu chuẩn thế giới phân bón là sản phẩm bắt buộc phải ghi rõ thành phần công thức. Ví dụ: N -P - K  18-46-0-, 30-10-10, 20.20-20 hoặc 6-30-30 để người tiêu dùng biết mà bón theo nhu cầu của cây. Cây cần phát triển nên dùng công thức nào ? Cần ra hoa xài công thức gì?

Nói đến phân hiện giờ có nhiều công thức, nhiều hình dạng, loại hữu cơ có, vô cơ có, bón góc có, bón lá có, phân dỏm, phân giả cũng có nốt.

Có người nói rừng cây cũng như rừng người, không có cây nào giống cây nào, phải biết ý, có ăn ý rồi mới đạt được như ý. Đó là câu “bùa chú” mà tôi học được, xin giới thiệu với các bạn sinh vật cảnh để biết mà áp dụng.

 

                                                                   Dư Hữu Đức

                                                        Hội SVC TP.Hồ Chí Minh

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng