Thời gian 13/12/2024 7:09 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Phân loại hoa lan Việt Nam theo hệ thống thực vật học

Họ phong lan phân bố rộng từ 68° vĩ Bắc đến 56° vĩ Nam, từ gần Bắc cực như Thụy Điển, Alaska, xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ phong lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở châu Mỹ và Đông Nam Á.

Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo.

Có hàng trăm các giống lan Việt Nam, trong đó các loài lan sau được trồng rộng rãi trên khắp đất nước.

Phân loại hoa lan theo đặc điểm hình thái thân cây

Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây phong lan có thể chia lan làm hai nhóm;

+ Nhóm phong lan đơn thân: đây là nhóm phong lan chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi.

Nhóm phong lan đơn thân chia thành 2 nhóm phụ:

– Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Lan Vanda, lan giáng hương – Aerides, lan hồ điệp – Phalaenopsis…

– Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, lan Luisia…

+ Nhóm phong lan đa thân: đây là nhóm phong lan gồm những cây tăng trưởng liên tục. Căn cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ:

– Nhóm ra hoa phía trên: Địa lan – Cymbidium, lan hoàng thảo –  Dendrobium, lan vũ nữ – Oncidium…

– Nhóm ra hoa ở đỉnh: Lan Cattleya, lan Laelia, lan Epidendrum…

Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Lan Centropetatum, lan Phackyphllum, lan Dichaea…

Phân loại hoa lan theo môi trường sống

Căn cứ vào môi trường sống của phong lan cũng có thể chia thành 3 loại:

– Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất

– Phong lan: cây lan sống trong không khí.

– Bán địa lan: cây lan có thể sống trong môi trường không khí và trong đất

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng