Đang gửi...
Thời gian 09/09/2024 5:39 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây hoa dạ yến thảo

1. Giới thiệu chung:  Dạ yến thảo có tên thường gọi tiếng Anh là Petunia, tên khoa học Petunia hybrid thuộc họ Cà (Solanaceae). Dạ yến thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ. Dạ yến thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Dạ yến thảo có 35 loài thuộc gen Petunia. Petunia hybrid là loài lai tạo giữa P. Axillaris (Lam.) BSD và P. Integrifolia (Hook.) Schinz và Thell. Tất cả các loài hoa dạ yến thảo có nguồn gốc từ Agentina, Brazil hay Uruguay (Dole and Wilkins, 1999). Dạ yến thảo được chia thành 2 kiểu cây:                       

        
     Ảnh: Hoa Dạ yến thảo đơn          Ảnh: Hoa Dạ yến thảo kép

 

+ Dạ yến thảo kép: Cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính hoa có thể lên tới 13 cm.

+ Dạ yến thảo đơn: Cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitglora), đường kính của hoa khoảng 5 - 7,5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ. Trong nhóm dạ yến thảo đơn được chia ra làm 3 loại: dạ yến thảo thường thì mỗi hoa có một màu đồng nhất, dạ yến thảo viền thì hoa có viền ngoài bao quanh cánh và dạ yến thảo sọc thì có sọc nhỏ ở mỗi cánh.

- Lá: Lá đơn có hình bầu dục, mọc vòng, hai mặt lá có màu lục tương tự nhau, mặt trên và mặt dưới biểu bì lá có lớp lông mịn. 

- Hoa có 3 loại: Hoa lớn, hoa trung bình, hoa nhỏ. Với kích thước và số lượng hoa trên cây khác nhau đối với mỗi loại hoa và cách trồng khác nhau. Hoa dạ yến thảo có hình phễu nhưng các loài dạ yến thảo lai tạo lại có rất nhiều dạng. Cánh hoa có thể có một lớp hay nhiều lớp cánh, cánh hoa có dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng,…Hoa mọc đơn độc từ các nách lá, mỗi nách lá cho từ 1 - 2 hoa. Mỗi hoa gồm có: cuống hoa, lá đài, lá bắc, ống hoa, tràng hoa, ống nhị đực, bầu nhụy cái.

2. Đặc điểm thực vật:

- Thân: Thân leo hoặc thân bụi, dạ yến thảo là cây hàng năm. 

- Lá: Lá đơn có hình bầu dục, mọc vòng, 2 mặt lá có màu lục tương tụ nhau, mặt trên và dưới biểu bì lá có lớp lông mịn.

- Hoa mọc đơn độc từ các nách lá, mỗi nách lá cho từ 1 - 2 hoa. Mỗi hoa gồm có một cuống hoa, lá đài, lá bắc, ống hoa, tràng hoa, ống nhị đực, bầu nhụy cái.

3. Yêu cầu ngoại cảnh:

Ánh sáng thích hợp cho cây dạ yến thảo trong giai đoạn cây con là 100 - 1000 lux, giai đoạn cây trưởng thành là 4500 - 7000 lux. Nước rất cần trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, cần chú ý cung cấp nước đầy đủ và kịp thời cho cây. Nhưng không bao giờ để cây bị ngập nước (Công ty Hạt giống hoa Việt Nam, 2003).  

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Thời vụ trồng: Trồng hoa dạ yến thảo quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân, nắng nhiều cho hoa rực rỡ, năng suất và chất lượng tốt nhất, nâng cao giá trị kinh tế.

- Chuẩn bị nhà che: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng hoa dạ yên thảo chậu trong nhà có mái che; có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện. Đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho cây.

- Giá thể trồng: Yêu cầu giá thể phải tơi xốp,thoáng khí, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, được xử lý thuốc trừ nấm bệnh và vi khuẩn. Giá thể trộn với lượng 1m3 theo tỉ lệ mụn dừa, cát hoặc tro, phân chuồng (3:1:1) và bổ sung 8 kg phân hữu cơ, 2 kg phân Super lân. Tất cả hỗn hợp trộn đều, và sử dụng Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể. Giá thể sau khi trộn cần để 10 ngày cho hoai.

- Cây giống: Sử dụng cây cấy mô đã được ươm 1 tháng tuổi, tiêu chuẩn cây có chiều cao cây 5-7 cm, có 4-6 lá.

- Cách trồng: Tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp. Hiện nay, chậu có đường kính 20 - 25 cm được sử dụng phổ biến và trồng 1 cây/chậu. Cho giá thể đã trộn và xử lý nấm bệnh vào chậu, mặt giá thể cách miệng chậu 2-5cm. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. 

- Bón phân: Dạ yến thảo cần rất nhiều chất dinh dưỡng nên phải thường xuyên bón phân, phân bón thích hợp cho dạ yến thảo có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh như phân viên Dynamic,… và các loại phân NPK tổng hợp. Giai đoạn bón lót (giai đoạn cây con) sử dụng NPK 30-10-10. Giai đoạn bón thúc (giai đoạn sinh trưởng, phát triển) sử dụng NPK 20-30-30. Trong trường hợp cây đã tốt mà chưa có hoa thì có thể bón NPK 10-30-30. Liều lượng khoảng 2g phân Dynamic bỏ vào xung quanh gốc cây, tránh bỏ phân vào thân nhánh hay gốc cây hoa. Thời gian bón phân định kỳ 15 ngày/1 lần. Đối với phân NPK thì thời gian bón 5-7 ngày/ 1 lần. Ngoài ra để giúp hoa dạ yến thảo tăng sức đề kháng nên phun thêm Vitamin B1, phân bón lá loại dùng dưỡng hoa, hoặc KNO3 kích thích ra hoa, hoa lâu tàn và bền màu hơn (Bộ môn Hoa và Cây cảnh, 2013).

- Chăm sóc: Thường xuyên nhặt bỏ lá già, lá khô, lá bị sâu bệnh. Ngắt bỏ những cuống hoa tàn, hoa tàn giúp cho cây phát triển đẹp và cho hoa bền hơn.

- Một số sâu bệnh hại chính: Hhoa dạ yến thảo có 2 loại sâu hại chính là bọ trĩ và sâu vẽ bùa. Bệnh hại phổ biến là bệnh thối gốc, cháy lá, lở cổ rễ (Công ty Hạt giống hoa Việt Nam, 2003).

Ngọc Loan

 

Tin tức khác

  • Hội kỷ lục gia Việt Nam
  • Hội SInh vật cảnh tỉnh Đồng Nai
  • Nhà vườn Cảnh Lan Viên
  • Công ty sinh vật cảnh Thăng Long
  • TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH
  • Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
  • Hội nhiếp ảnh Việt Nam
  • Hội đá cảnh Việt Nam