Lê Quang Khang
Chuyên gia Sinh vật cảnh
Cây cảnh nghệ thuật nhất thiết phải là cổ thụ, càng cổ thụ càng có giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng và giá trị kinh tế cao. Tuổi cổ thụ lý tưởng là phải tính bằng bao nhiêu đời người. Đây là ước mơ của người chơi cây cảnh nghệ thuật, Nhưng mấy ai đã được thừa kế những cây cảnh nhiều đời của gia tộc mình dơ cha truyền con nối tạo dựng. Vậy nên cân có kỹ thuật tạo cổ thụ không phải là kết quả của tuổi tác thật. Cổ thụ biểu hiện ở mâm rễ, thân cây và cành lá. Trên đã nói về kỹ thuật tạo dựng bộ rễ cổ thụ. Phần này xin giới thiệu kỹ thuật lão hóa thân cây. Thân cây cổ thụ là phải có hang hốc, u bướu, mấu, nguyệt, vỏ phải sần sùi, rêu phong, bong tróc, có chỗ trơ thân gỗ bạc trắng, có trường hợp thân cành bị vặn xoắn. Đó là dấu tích của nắng mưa, bão tố, côn trùng xâm hại và do bản thân cây già lua, cằn cỗi, mốc thếch. Toàn bộ là những biểu tượng khí chất của cây từng trải, phong trần, sức chịu đựng ghê gớm và sự bất tử. Có 8 kỹ thuật lão hóa thân cây như sau:
1. Đục khoét thân:
Đục các lỗ vừa và nhỏ khác nhau, đục nông, sau vỏ cây sẽ đùn ra khép kín dân, cũng có vết thương vẫn không thể khép kín được. Tất cả tạo thành các nguyệt: trăng khuyết, trăng tròn, trăng mờ, trăng tỏ. Thân cây trở nên gân guốc, già cỗi, nhiều thương tích .
Đục lỗ to và sâu tạo hang huyệt: Nếu cây có sức sống đặc biệt khỏe có thể đục một đoạn xuyên qua thân, lấy nhiều gỗ đi. Sau thân gỗ mục đến đâu, tiếp tục khoét đi đến đó. Cuối cùng đoạn thân ấy rỗng, cây chỉ còn vỏ mà vẫn sống. Đó là thân lũa, một dạng cây độc đáo, gây ấn tượng cây sống quá lâu đời rôi và sức sống thật mãnh liệt, không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được.
2. Cưa hoặc bẻ cành để lại dấu tích: Những cành thừa nhưng cứ để cho to lên mới loại bỏ. Cưa để cách thân vài cm sau sẽ thành u, mấu.
Dùng hai tay bẻ ngang cành cây làm cho chỗ gãy bị xơ ra, nham nhở như bị set đánh. Cách này thực hiện đối với những cây chắc, gỗ nhiều xơ, tuổi cành đã già.
3. Dùng dao băm, dùng búa đập nhẹ vào vỏ:
Vết dao băm ngắn, dài, to, nhỏ, nông, sâu khác nhau, các vết băm phải dời nhau, diện tích băm vừa phải, vị trí băm khác nhau. Băm sao không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Cách này sẽ tạo cho thân xù xì thương tích.
Cách dùng búa đập vào vỏ cũng giống như cách băm trên, chỉ khác là thay dao bằng búa. Cách này chỉ áp dụng đối với những cây có sức sống mạnh mẽ. Khi đập, tay trái giữ chặt thân hoặc cành, tay phải đập, làm cho vỏ cây bị thương. Kết quả sẽ tạo nên sự loang lổ, lồi lõm trên thân mình cây, cành.
4. Dùng dùi châm lỗ:
Dùng dùi sắt châm vào thân cây, vết nặng, vết nhẹ, phía bụng (âm) châm dầy, phía lưng (dương) châm thưa hơn. Hai bên sườn (bán âm, bán dương) châm loáng thoáng. Kiểu này gây ấn tượng cây bị nhiều côn trùng xâm hại.
5. Dùng dao chẻ hoặc vạc thân:
Chẻ dọc thân như cây bị bão vặn hoặc sét đánh. Chỗ thân gô lên to bất thường như bệnh "sơ gan cổ trướng" có thể lấy dao sắc vạc đi vừa tạo cho thân thuôn đều vừa để lại vết thương là dấu tích của sự nếm trải.
6. Tạo thân cành vận xoắn:
Thân cành thẳng đuỗn như cái cọc là thô, nghệ thuật khó chấp nhận. Thân cành có đường đi khúc khuỷu dứt khoát hoặc uốn lượn uyển chuyến đúng kiểu cách mới đẹp. Nếu tạo được một cây có thân cành vặn xoắn, có phần “tử” (chết), có phần "sinh” (sống) mà cây vẫn trường tồn mới đạt nghệ thuật độc đáo, có hai cách làm sau:
Tạo cây vặn xoắn rồi mới lột vỏ: Cây đang độ bánh tẻ, dùng phương pháp quấn dây kim loại rồi uốn vặn xoắn hoặc cột thân cành theo thanh sắt cứng đã được uốn kiểu vặn xoắn, sau khoảng 3 tháng trở lên, thân cành chịu theo nếp rồi thì bỏ các vật liệu uốn đi. Tiếp tục chăm sóc cho cây tương đối già và có sức sống mạnh mẽ. Mùa xuân ta thăm dò xem phần rễ phía nào to, trẻ, khỏe thì để nuôi tạo phần "sinh" của cây, phía phần rễ đối lập yếu lại già cỗi sẽ lột vỏ dọc thân để tạo phần "tử" của cây. Diện tích phần lột vỏ có thể tới 1/2 diện tích vỏ toàn cây hoặc hơn nữa, cây vẫn sống. Trước khi lột phải dò cẩn thận để tìm đúng mạch dẫn nhựa sống từ rễ đã chọn đến ngọn, lượn theo đúng đường vặn xoắn của thân, dùng phấn vạch hai đường hai bên thật chuẩn rồi mới dùng dao rạch theo vệt phấn rồi lột vỏ đi. Nếu lột sai sẽ cắt đứt đường dẫn nhựa từ rễ khỏe lên nuôi phần "sinh", cây có thể chết. Nuôi một thời gian nữa cho cây hoàn hồn mới dùng giấy ráp mịn đánh cho phần thân gỗ đã lột vỏ nhẵn bóng rồi quét acid citric hoặc sulfua calor pha loãng. Thân gỗ sẽ mau biến sang màu trắng, làm tăng vẻ già cỗi của cây. Lột vỏ các cành khác thuộc phần chết của cây để tạo hiện tượng bị bỏ cành. Những cành thuộc phần sống của cây chỉ lột điểm xuyết mấy cành, không được lột phía vỏ cây dẫn nhựa nuôi cành mà phải lột từ phía thân gỗ đã bị phơi ra.
Đục thân, cành rồi uốn vặn xoắn: Cây qua độ bánh tẻ, đục một hình lòng máng theo chiều dọc thân cành có bề rộng bằng 1/3 chu vi, độ sâu không quá 1⁄3 lõi gỗ. Dùng dây ni lông quấn thật chặt và kín thân, cành. Sau đó dùng dây kim loại đủ lực quấn hình lò xo ngoài cùng. Dùng sức mạnh hai tay, có thể hai người hợp lực vặn xoắn thân cành đúng yêu cầu. Nhờ có dây ni lông đã quấn chặt nên thân, cành không bị toác. Nhờ có dây kim loại quấn giữ nên thân cành không bị gãy và cố định được mức độ cần vặn xoắn. Sau vài ba tháng bỏ hai loại dây đi, nuôi một thời gian cho cây phát triển bình thường. Dùng các loại đục bén sửa cho phần thân gỗ phẳng phiu rồi cũng đánh bóng và quét hóa chất như trên.
Kiểu cây vặn xoắn và nửa sống nửa chết này biểu đạt ý tưởng sâu sắc là cây từng bị một cơn lốc xoáy dữ dội vặn dập thân cành, nửa chết, nửa sống còn lại vẫn bất tử, xanh tươi, đầy sức sống. Về thẩm mỹ, cây đạt đủ sự uyển chuyển, duyên đáng đến lạ lùng, có thể liệt vào loại kỳ mộc.
7. Lột vỏ có ba kiểu sau:
Tùy theo ý tưởng cần tạo dựng ở mỗi cây mà chọn một kiểu cho thích hợp.
Sau khi lột vỏ các kiểu, phần gỗ cần đánh bóng và quét hóa chất như đã nói ở trên.
* Lưu ý chung:
Theo Tạp chí VNHS
Tin tức khác