Thời gian 22/11/2024 3:42 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Kỹ thuật chăm sóc cây Bonsai Mai Chiếu Thủy

Mai chiếu thủy (Wrightia religiosa Hook.f) là những loài cây được ưa chuộng vì đặc tính sinh học của chúng là dễ trồng dễ chăm sóc. Cây mai chiếu thủy là cây thân gỗ lâu năm, lá hình trái xoan, hoa nở từng chùm màu trắng. Hoa mai chiếu thủy không hướng lên trên mà hướng xuống đất, hoa có mùi thơm thoảng nhẹ.

Cây Bonsai Mai Chiếu Thủy

Cây Bonsai Mai Chiếu Thủy

Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để thực hiện, chỉ cần bỏ tí công sức chăm chút là có kết quả, sau đây là các công việc cần thực hiện:

 

1/ Công tác cắt tỉa cành nhánh :
+ Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).
+ Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn giản nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
+ Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.
+ Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.
+ Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau: Các công tác cụ thể:

  • Cắt tỉa cành nhánh cho gọn gàng.
  • Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4-6 ngày ,khi thấy cây có hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ qua 1 lần / 1 ngày vào buổi sáng tránh tưới quá nhiều nước.
  • Khi thực hiện tưới nước nhẹ 5 ngày phun phân KNO3 với liều sử dụng là 12g bình 8 lít phun vào buổi sáng ( từ 7h-9h sau khi tưới nhẹ và lá cây đã khô hết nước)
  • Thực hiện phun phân nitrát Kali ( KNO3 ) 1tuần 1 lần và thưc hiện 1- 2 đợt. Sau đó tưới nước bình thường.
  • Sau thời gian bắt đầu xử lý đến thời gian 30-35 ngày cây sẽ xuất hiện những nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở trắng cành.

2/ Công tác bón phân:
+ Công tác bón phân thường đi đôi với công tác cắt tỉa, cứ sau đợt cắt tỉa thì thực hiện bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt.
+ Loại phân bón thường được sử dụng là phân hữu cơ truyền thống như: phân bò hoai, phân trùn đỏ… và một số phân hạt, phân vô cơ như NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter…nhằm giúp cây sinh trưởng tốt. Liều lượng phân bón cần thiết cho cây mỗi khi bón là :

  •  Đối với phân hữu cơ : Bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khoảng 1cm.
  • Đối với phân hạt, phân vô cơ : Nếu cây kiểng nhỏ (Gốc >2,5cm, cao >1m) dùng muỗng cà-phê bón 1 muỗng/ chậu , cây lớn dùng muỗng canh 1muỗng / chậu (nên bón chia đều xung quang chậu ,vùi chôn xuống đất 3-5cm, không để trực tiếp vào gốc cây).
  •  Nên bón luân phiên giữa các loại phân,sau khi bón phân cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân bón tốt.

Cây Bonsai Mai Chiếu Thủy mini

Cây Bonsai Mai Chiếu Thủy mini

3/ Phòng trừ sâu bệnh:
Mai chiếu thủy là loài cây ít khi bị sâu bệnh, và có sức chịu đựng cao khi gặp thời tiết bất thường. Tuy nhiên vào thời kỳ chuyển mùa trong năm (đầu và cuối mùa mưa) cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân.
Khi cây chuẩn bị đơm nụ ra hoa cần chú ý có sâu và hoa có mùi hương thơm thu hút côn trùng nhất là bướm. Trường hợp không có thời gian làm các bước trên , thì chỉ cần việc ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày khi cây héo lá và tưới nước lại bình thường cũng làm cây ra hoa nhưng mức độ hoa ít hơn, mặt khác cây cũng bị suy yếu dần. Về loại mai chiếu thuỷ cơ bản là có 3 loại, Lá lớn, Lá Nhỏ (Lá Kim), Lá Trung, còn về màu da của cây trong 3 loại đó còn có Màu Đen, Xanh, Vàng, Trắng. Và hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại mai được coi là bị đột biến gien và do vùng đất trồng nên loại cây đó, như: Mai Lá TứKim Thanh MaiThanh mai….
1. Lá lớn có: Da trắng, da đen, da xanh, da vàng, da láng, nu thường , nu gò công, nu “mặt quỷ”, nu “mận” (loại nu to như bướu), lá dài, lá tròn, hoa 20 cánh lá rũ, 20 cánh lá thẳng…
2. Lá Trung: Trung nu, nu gò công, nu “Mặt quỷ”, da xanh, da trắng, thanh mai, lá tứ, đuôi chồn.
3. Lá kim có: Kim giòn, Kim Thanh Mai, Kim lá tứ, kim đuôi chồn, Lá tứ xù. (Hiện nay rất nhiều người hay nhầm cây thanh mai và cây kim thanh mai : Loại kim thanh mai đúng lá chỉ to hơn hạt tấm 1 chút thân xù xì, thường không có gốc to, tại dưới gốc mọc rất nhiều mầm con. Ngoài ra còn loại mai chiếu thủy mình không rõ nguồn gốc ở đâu, có thể xuất phát từ khu vực Bình Phước là loại lá kim nhọn và nhỏ như hạt lúa thường dùng để ghép Lồng mức làm cây trang trí. Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thuờng ra hoa vào mùa khô và nở rải rác làm nhiều đợt.
Ngoài ra còn loại mai chiếu thủy mình không rõ nguồn gốc ở đâu, có thể xuất phát từ khu vực Bình Phước là loại lá kim nhọn và nhỏ như hạt lúa thường dùng để ghép Lồng mức làm cây trang trí.Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thuờng ra hoa vào mùa khô và nở rải rác làm nhiều đợt.

Chùm hoa Mai Chiếu Thủy

Chùm hoa Mai Chiếu Thủy

4/ Một tuyệt chiêu khác để làm cho Thanh mai có nhiều rễ lớn:

 Các dòng thanh mai thường là cây chiết, lại là rễ chum nên ít có cây nào có bộ đế đẹp chỉ có vài chum nhỏ xíu ở dưới gốc. Để tạo cho rễ Thanh mai có thể nở to và đẹp như các dòng mai chiếu thủy khác chúng ta có thể bón định kì cho cây bằng các loại thuốc kích thích tạo củ như thuốc kích thích của cây khoai mì (sắn) v.v, bón 1 thời gian sẽ thấy rễ to lên nhiều. Tuy nhiên chú ý không được quá lạm dụng có thể làm chết cây, cứ thử nghiệm pha loãng từ từ, quan sát theo thời để thấy độ thay đổi của rễ mà chọn hàm lượng phù hợp.

Theo phanthuocvisinh

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng