Thời gian 22/11/2024 6:50 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Kinh nghiệm chăm sóc vườn kiểng

 

Dư Hữu Đức

A. TƯỚI NƯỚC:

v  Các nguyên tắc cần nắm:

  1. Tưới khi cây cần nước.
  2. Cây có lá nhiều tưới nhiều, lá ít tưới ít và không có lá chỉ giữ ẩm chất trồng.
  3. Tưới giảm nhiệt nhằm tạo ra khí hậu tiểu vùng và ngừa một số dịch hại.
  4. Không để lá ẩm ướt kéo dài quá 2 tiếng, nhằm hạn chế dịch bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra.
  5. Phải tưới đủ nước và ướt đều bề mặt chất trồng.

B. BÓN PHÂN:

v  Nắm chắc 4 đúng trong bón phân.

  1. Đúng lúc: Thường xuyên theo dõi biểu hiện của lá để phát hiện cây cần phân gì đang thiếu.
  2. Đúng loại phân: Nắm chắc một số vấn đề về phân bón để bón đúng loại phân.
  1. Nhận dạng:
  • Phân viên tan nhanh như: URÊ DAP…
  • Phân viên tan chậm (Đầu trâu).
  • Phân dạng như muối rắc vào đất như : Clorua Kali, loại khác pha loãng phun qua lá…
  • Phân dạng lỏng phun qua lá như Dynamic.
  1. Phân biệt loại phân bón:
  • Loại hữu cơ thường như: Dynamic, các loại phân chuồng, rác …
  • Loại hữu cơ sinh hóa như: Lân hữu cơ sinh học: Sông Gianh, Agrostim - USA…

Chú ý các loại hữu cơ sinh học không nên pha chung với thuốc bảo vệ thực vật và phân vô cơ…

  1. Phân biệt tác dụng:
  • Phân hữu cơ được xử lý đúng quá trình sẽ ít gây ô nhiễm môi trường.
  • Phân hữu cơ làm cây tốt bền (chậm lão hóa) và chống chịu được sự thay đổi của môi trường tốt hơn phân vô cơ.
  • Phân hữu cơ thường có đầy đủ các nguyên tố vi lượng so với các loại phân vô cơ thông thường không có bổ sung vi lượng.

*  Vì vậy nên xem phân hữu cơ là thành phần chính để bón cây, còn phân vô cơ chỉ là phụ (vì tác động nhanh và cũng mất tác dụng nhanh).

*  Tác dụng chính của các nguyên tố đa lượng như NPK.

N (Đạm)

P (lân)

K (Kali)

Giúp cây ra chồi, ra lá, tăng quang hợp.

Giúp cây ra chồi, rễ, thúc đẩy hình thành nụ hoa.

Giúp cây cứng cáp, kháng sâu bệnh, hoa có màu sắc đẹp, lâu tàn.

  • Như vậy nếu cần cây ra chồi, lá thì dùng N nhiều hơn. Ví dụ: NPK30-10-10, nếu cần cây ra hoa thì dùng NPK 10-30-10… còn muốn cho cây khỏe mạnh, hoa có màu sắc đẹp, lâu tàn thì dùng K (Kali)
  1. Đúng liều lượng:
  • Không nên bón phân quá nhiều. Cây có thể chết nhanh chóng khi dùng phân vô cơ quá liều và nên dùng phân hữu cơ (định mức sẽ mô tả trên cây mẫu).
  • Nên tuân thủ nguyên tắc bón ít bằng cách chia nhỏ định mức để bón nhiều lần sẽ an toàn hơn. Đối với cây có lá nhiều bón nhiều, cây lá ít bón ít và cây không còn lá hoặc lá bệnh nhiều thì chỉ giữ ẩm chất trồng.
  • Khi bón phân nên dựa vào bộ lá để có định mức vì cây nhỏ, cây lớn sẽ tiêu hóa phân bón không giống nhau.
  1. Đúng kỹ thuật:
  • Bón phân đến đâu là tưới ngay đến đó và bón phân vào lúc chiều mát.
  • Khi bón phân dạng viên phải xới góc để vùi phân thì nên tránh bón lúc cây đang ra chồi non hoặc đọt non (nên bón lúc pha tỉnh).
  • Bón đều trên bề mặt chất trồng và cách góc một khoảng nhất định. Nếu pha loãng tưới cũng tưới đều bề mặt chất trồng.
  • Sau khi bón và những ngày kế tiếp không được để cây thiếu nước, vì môi trường chất trồng bị khô sẽ làm tăng nồng độ phân bón làm hư rễ cây.

Với kinh nghiệm trong quá trình nhiều năm chăm sóc vườn kiểng, với phương pháp trên đây, tôi tin chắc các bạn thực hiện sẽ thành công.

 

                                                             Theo Tạp chí VNHS

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng