Thời gian 14/12/2024 12:57 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Chim Bồ Câu – Sứ giả của hòa bình

Chim Bồ Câu (tên khoa học: COLUMBA LIVIA) là giống chim dễ nuôi và sinh nhiều lợi, đó là điều ai cũng biết. Loài người đã biết nuôi giống chim cảnh này từ xa xưa (hàng ngàn năm trước Công nguyên), và trừ vùng cực Bắc bán cầu và cực Nam bán cầu, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nuôi Bồ Câu. Nước nào cũng có vài chục loại riêng của mình.

Khái quát về giống chim bồ câu

Hiện trên thê giới có đến 1250 loại Bồ Câu, trong đó có 200 loại đã được thuần hóa, và có trên mười ngàn loại lai giống.

Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Mỹ và Canada đều tổ chức các hội nuôi nuôi Bồ Cầu va thu nạp được rất đông hội viên tham dự. Chẳng hạn như Hội FANCIERS ASSOCIATION, hàng năm hội viên đều tổ chức hội họp với nhau, và thỉnh thoảng tổ chức Hội chợ Bồ Câu để trưng bày và triển lãm các giống chim mới lạ mà họ nuôi và đã góp công lai tạo được. Được biết năm 1997 vừa qua tại Canada có cuộc triển lãm Bồ Câu, và trưng bày một số lượng lớn (là đến 10 ngàn) con cho khách thưởng ngoạn.

Cách nuôi chim bồ câu

Ngoài ra, hầu hết các nước cũng đã lập ra nhiều trại nuôi Bồ Câu hơn, chẳng hạn như ở Pháp có trại EURO PIGEON, và ngay các nước láng giềng với ta như Thái Lan, Singapore… cũng có nhiều trại Bồ Câu rất lơn.

Ông bà ta xưa cũng biết nuôi Bồ Câu từ lâu, nhưng cách nuôi của mình có tính gia đình, lại nuôi thả nên kết quả thu được không đáng là bao, nhiều khi còn phải nếm mùi thất bại nữa. Đến nỗi, các cụ phải khuyên con cháu đừng nghĩ đến chuyện làm giàu bằng cách nuôi Bồ Câu:

“Muốn giàu nuôi trâu nái,

Muốn lụn bại nuôi bồ câu”.

Cách nuôi Bồ Câu ta trước đây là nuôi thả. Mà nuôi thả thì có nhiều lý do để chim nhà bỏ chuồng mà đi. Tính ý của Bồ Câu không bội bạc vói chủ, nhưng nếu một khi điều kiện sống của nó không còn thích hợp thì nó phải tìm nơi ở lý tưởng khác để sinh sống mà thôi.

Nếu nuôi Bồ Câu mà không nắm vững phần kỹ thuật chăn nuôi, từ cách làm chuồng trại, từ cách chăm sóc đến cách cho ăn… thì chúng rủ nhau bỏ chuồng mà đi cũng phải.

  • Bồ Câu thích ở chuồng rộng rãi và cao ráo. Bạn nên nghĩ đến cách đặt chuồng ở một độ cao thích hợp nào đế Bồ Câu khi bay đi kiếm ăn có thể nhận định được hướng chuồng của nó mà bay về, nhất là đối vói những chim mới. Chuồng phải được quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để hưởng nhiều ánh nắng mặt trời, và đồng thời tránh trực tiếp mưa tạt.
  • Bồ Câu rất sợ chó và mèo, nhất là mèo. Mèo rất thích vồ Bồ Câu để ăn thịt, vì vậy nuôi Bồ Câu là phải trừ mèo. Mèo không thể ở chung nhà hay chung khu vườn với Bồ Câu. Nếu chuồng Bồ Câu bị mèo đến viếng nhiều lần, hoặc Bồ Câu đang kiếm ăn trong vườn trong sân mà bị mèo vồ hụt, chúng cũng hoảng hồn bỏ chuồng mà đi. Một con đi thì thế nào con khác cũng bay theo.
  • Nuôi Bồ Câu thả cũng phải biết cách cho ăn: sáng cho ăn chút ít, nhưng chiều tối khi Bồ Câu tụ về phải cho ăn thật no. Nếu nuôi mà không cho ăn thì chúng sẽ tìm nơi no đủ mà tới. Ta có câu “Thóc đâu bồ câu đấy” thì đủ thấy rằng giống chim này khôn ngoan đến mức nào.

Nếu những điều kiện trên không được thực hiện đúng như vậy thì bạn đừng trách Bồ Câu bỏ bạn mà đi.

Ngày nay thì việc nuôi thả ít ai còn áp dụng, mà nuôi bằng lồng, bằng chuồng, bằng trại. Tức là nhốt. Nuôi theo cách này thì tốn hao diện tích, công, của, nhưng kết quả tốt đẹp hơn, có kinh tế hơn.

Nếu nuôi nhốt trong lồng, thì mỗi lồng nên nuôi một cặp để chúng sinh trưởng và sinh sản trong đó. Nếu nuôi nhốt trong chuồng trong trại thì bạn nên tính cách nào để mỗi cặp có được một thước khối không gian mới đủ cho chúng xoay trở mà sống.

Còn lồng nuôi từng cặp, thì tùy vào cặp chim đó lớn hay nhỏ để có kích thước cho phù hợp. Ví dụ với loại chim vừa thì chiều rộng của lồng là sáu tấc, sâu năm tấc, và chiều cao khoảng bốn tấc là vừa. Nhưng với loại Bồ Câu lứn như Romain, Montauban, Poule Maltais…thì kích thước lồng phải lớn hơn cho mỗi cặp: chiều rộng là tám tấc, sâu sáu tấc và cao phải đến năm tấc mới vừa.

Loại chuồng vừa để nuôi chừng mười cặp (nuôi tập thể) thì bề ngang phải ba thước, sâu hai thước rưỡi, và cao khoảng một thước tám (3m x 2m50 x lm80).

Nếu là nuôi trại thì tùy vào cách sắp xếp của chủ nuôi, có thể chia ra làm nhiều ngăn, và mỗi năm như vậy để nuôi khoảng 50 cặp, hay 100 cặp hoặc vài trăm cặp… Chuồng nuôi tập thể với số lượng chim nhiều nên có sân chơi cho chim để chúng sưởi nắng và tiếp xúc với khí trời, và nhất là phải có điều kiện vệ sinh cho chim thật tốt mới được.

Cách lựa chim bồ câu giống

Trước khi bắt tay vào việc nuôi Bồ Câu bạn nên tự hỏi mình là nuôi với mục đích gì? Nuôi để chơi, tức là để giải trí, hay là nuôi với mục đích kinh doanh? Câu tự hỏi kê tiếp là nuôi tập trung vào một giống nhất định hay là nuôi nhiều giống? Và cụ thể là giống gì? Một câu tự hỏi khác cũng không kém phần quan trọng là bạn có thực sự thích nuôi Bồ Câu không, và có đủ điều kiện như mặt bằng, tiền bạc cùng sức khỏe để nuôi không? Tất nhiên là còn nhiều câu đáng để cho bạn tự hỏi lại mình trước khi “đạp” vào nghề…

Bạn nên chọn những con giống khỏe mạnh mà nuôi. Bồ Câu khỏe mạnh thì có nhũng đặc điểm sau đây:

  • Bộ lông nhiều, sắc bóng láng và sạch sẽ.
  • Mắt sáng và lanh lợi. Đôi mắt càng nảy lửa thì nó càng chứa nhiều sắc tô.
  • Lông chim quanh hậu môn phải khô và sạch mới tốt.
  • Chim khỏe mạnh lúc nào cũng tỏ ra năng động và tò mò, chứ không đứng một nơi mà ngủ gục.
  • Chim bị mạt hay có ký sinh vật ngoài da hay trong mình thì có lớp vảy màu trắng đóng ở mí mắt, ở góc mỏ, ở chân và quanh hậu môn.
  • Khi ngủ chim không đứng yên, thỉnh thoảng còn dùng mỏ ria lông rỉa cánh là chim đang bị rận mạt làm ngứa ngáy khó chịu…

Chỉ biết chắc những chim nào khỏe mạnh bạn mới chọn nuôi. Những chim nghi ngờ bị bệnh, dù là bệnh ngoài da, dù bán rẻ cũng nên từ chối, đừng tiếc, vì sau này chúng có thể lây bệnh cho nhau, khiến bạn phải tốn kém nhiều trong việc chữa trị.

Những giống bồ câu nổi tiếng

Bồ Câu nổi tiếng trên thế giới thì có rất nhiều. Những giống nổi tiếng là những giống được nhiều nguời chọn nuôi. Chúng tôi chỉ xin trình bày một số giống tiêu biểu sau đây để bạn tìm hiểu:

Bồ câu MONTAUBAN:

Giống này có thân mình to, nặng đến 900gr, chiều dài hai cánh đo được 90 phân, trên đầu có chổm lông hình con sò dựng phía sau gáy trông rất sang trọng, quí phái. Phần vai, ngực của chim nở hang và phần thân sau dài nên trông Montauban có vẻ dềnh dàng to lớn.

Chim này có bốn sắc lông: trắng, đỏ, đen và nhiều màu. Trên thị trường màu trắng thì nhiều, màu đỏ và đen hơi hiếm. Còn loại có sắc lông nhiều màu lẫn lộn với nhau không có giá bằng các loại lông tuyền màu như trắng, đỏ và đen.

Montauban ấp trứng rất dở, nó thường đạp trứng bể và chim con mới nở cũng thường bị mẹ vụng về đạp chết, vì vậy mỗi lứa nuôi được một con là nhiều.

Bồ câu OLD DUTCH OWL:

Giống Bồ Câu này có xuất xứ từ Hà Lan với kích thước trung bình. Chim có chiếc đầu vừa phải, mà bề ngang lớn nhất trên đầu là phía trước mắt. Ngực chim được bảo vệ vói bộ lông dài và có đường viền rất đẹp. Đôi mắt chim đen và tròn to khiến chim có nét sống động. Chân chim dài trung bình và có sắc lông màu trắng.

Bồ câu ORIENTAL FRILL:

Chim này do sự lai tạo của người Hy Lạp và Anh. Chúng là giống chim có kích thước nhỏ, trông rất duyên dáng. Đôi chân của Orienl Frill ngắn lại có lông nên khi chúng đứng cũng trông như ngồi xổm vậy. Đối vói những con có lông đầu màu sáng thì mắt chung là màu cam, còn những chim có lông đầu màu tối thì mắt chúng lại là màu trắng. Lông có những đường viền rất đẹp khiến con chim có vẻ sang cả. Mỏ chim như mỏ chim cú cho nên việc đút mồi cho chim con hơi khó khăn, vì vậy chúng cần có sự chăm sóc đặc biệt.

Bồ câu AFRICAN OWL:

Giống Bồ Câu nhỏ con này được nhập sang Châu Âu từ Tunisia vào năm 1850. Loại chim này được nhiều người chọn nuôi vì dễ gây ấn tượng về bề ngoài của nó: đầu tròn, ngực nở, vai rộng, lưng ngắn và mỏ rất ngắn. Bộ long rất phát triển, chim có một đường viền chạy dài từ điểm giữa của hàm dưới đến hai mắt bằng một góc tam giác 45 độ. Chim có đôi mắt to, chim lông trắng thì mắt màu tối, còn lông màu nhạt thì mắt màu cam.

Bồ câu ITALIAN OWL:

Chúng xuất xứ tại Ý, có đôi chân dài nhất. Đặc biệt là cổ chim cao vừa phải nhưng lại có thể quay ra sau một cách linh hoạt. Giống này trông rất khỏe mạnh, đi trên những ngón chân trông hùng dũng.

Bồ câu CHINESE OWL:

Chúng có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng lại được nuôi rất nhiều ở Đức. Thân mình thì lớn vừa phải, nhưng trông bề ngang nở nang, và hai chân cách xa nhau. Ớ Đức nhiều người nuôi giống chim này và họ có kỹ thuật nuôi rất hoàn hảo.

Bồ câu ANTWERP SMERLE:

Đây là loại Bồ Câu lớn của Bỉ. Thân mình nó cứng cáp, khỏe mạnh. Chim có đầu lớn, trán rộng, mắt màu nâu đậm, mỏ lớn và rất khỏe, chân không lông.

Bồ câu GERMAN SHIELD OWL:

Loài chim này xuất xứ tại châu Á, nhưng được lai giống ở Đức. Hình dáng trông hao hao với giống AFRICAN OWL. Chim có thân mình trung bình tròn trịa, ngực rộng, chân thấp, và có sức chịu đựng rất giỏi.

Bồ câu SATINETTE:

Bồ Câu Satinette được xếp vào loại Les cravatés tức bộ Bồ Câu lông xoắn, thân mình vừa phải, lông có màu sắc đẹp gây sự chú ý của mọi người. Chân Satinette có lông phủ từ gối xuống tận bàn chân y như nó đang mang hia. Màu sắc ở cánh rất đa dạng như nâu, xanh lơ, vàng nhạt, phớt bạc… Satinette sinh sản tốt, nuôi con giỏi.

Bồ câu ROMAIN:

Bồ Câu Romain có thân hình đồ sộ, có thể nói là lớn nhất trong các giống Bồ Câu. Romain xuất xứ từ sau đó qua Pháp và lan tràn sang nhiều quốc gia khác. Nhưng, xem ra giống này hợp với thủy thổ của nước Pháp hơn.

Romain có thân mình dài, nếu đo từ đầu đến cánh có thể đến 70 phân, đầu to, mỏ to và hơi cong, mắt lồi và con ngươi màu trắng như mắt cá. Mí mắt của chim màu đỏ. Cổ bồ câu Romain rụt lại nhưng to, ngực không mấy nở nhưng lưng rộng và bằng phẳng. Chân Romain hơi thấp, cách xa nhau. Ngón chân dài, mạnh nên thân chim dù to lớn nhưng thế đứng của nó vững chắc.

Giống chim này rất được nhiều người chọn nuôi làm cảnh, do nó lớn con và có nhiều màu lông (8 màu) khác nhau. Ai thích chim màu gì thì chọn màu đó mà nuôi:

  • Romain màu lông biếc lớn con nhất.
  • Romain màu lông hung hung như lông của sư tử, ức và cánh màu kem, nhưng cánh và đuôi có sọc màu nâu sâm.
  • Romain màu lông đỏ tươi.
  • Romain màu lông da nai.
  • Romain lông biếc, có nổi sọc màu đen.
  • Romain màu lông trắng tuyền.
  • Romain màu lông đen nhánh.
  • Romain màu lông xám đốm trắng, đen đốm trắng.

Ngoài tám màu chính đó ra, Romain còn có những sắc lông khác, nhưng được ít người ưa chuộng.

  • Lông màu than, có vẻ tăm tối.
  • Lông màu chuột xám.

Chim Romain vì lớn con (trông nặng đến một kí ba và mái cũng hơn một kí) nên ấp trứng và nuôi con rất tệ. Ít có lứa nào nó không đạp bể trứng (thường thì bể một trứng) và chim con nở ra trong ngày đầu cũng khó lòng thoát chết vì bị cha mẹ đè bẹp. Vì vậy, nuôi Romain phải gởi trứng cho chim vú ấp mới thành công. Chim vú có thế là chim King nặng khoảng 800grs, và mỗi cặp vú nên cho ấp một trứng và nuôi một con của Romain thôi, vì như vậy mói đủ sức móm mồi cho chim con.

Bồ Câu KING:

Bồ Câu này xuất xứ từ Mỹ, chim trống nặng khoảng 800grs, mình tròn, ngực nở, lưng có chiều ngang, bằng và ngắn. Đầu chim to, mỏ chắc và mạnh. Chim có ba màu lông: vàng nâu, đen và trắng. Giống này đẻ sai, nuôi con giỏi, nuôi thịt cũng tốt mà nuôi làm chim cảnh cũng đẹp…

THỨC ĂN CỦA BỒ CÂU:

Bồ Câu có thân nhiệt cao, khoảng 41,8 độ C nên chúng cần một số năng lượng rất lớn. Số năng lượng này lấy từ thức ăn của chim, gồm các chất Carbohydrates và các chất béo.

Chất Carbohydrates có trong các loại hạt ngũ cốc và các loại đậu. Chất béo cũng có từ trong các hạt ngũ cốc đó.

Chất Carbohydraters gồm có đường và tinh bột. Chúng được tiêu hóa trong cơ thể để tạo thành các loại đường có thể hòa tan, được hoán chuyển thành glycogen để lưu trữ trong gan của chim. Khi được cần đến thì nó sẽ đến các cơ bắp, rồi sẽ được dùng như nhiên liệu để tạo ra năng lượng và nhiệt lượng.

Các chất béo cũng tạo ra năng lượng nhiều gấp 5 lần so với carbohydrates.

Với Bồ Câu nuôi lồng, nuôi nhốt thì không cần nhiều năng lượng như Bồ Câu thả, nên các chất béo không bị đốt cháy bởi chúng không có cơ hội để hoạt động như Bồ Câu ở ngoài trời, cho nên chúng có vẻ bơ phờ và ít đẻ trứng. Vì vậy, với Bồ Câu nuôi nhốt bạn cần cho ăn ít chất béo.

Trong thức ăn dành cho Bồ Câu phải có chất protein, chất khoáng, vitaMine và nước.

Ngũ cốc, đậu và các loại hạt để nuôi Bồ Câu phải là thứ tốt, mới, chất lượng cao nhất mới tốt. Thức ăn đã quá cũ, đã ẩm ươt, đã lên men do dự trữ nơi ẩm ướt thì dứt khoát không nên cho chim ăn.

Thức ăn dành cho Bồ Câu gồm có bắp hột, đậu xanh, lúa và gạo lứt. Tất cả những thức ăn này đều có chứa nhiều protêin, thường thì được pha trộn theo công thức sau đây:

  • 4 phần bắp (nguyên hột)
  • 3 phần đậu xanh (nguyên hột).
  • 2 phần gạo lứt.
  • 1 phần lúa.

Mỗi ngày, bạn nên cho chim ăn ba bữa, và ăn thật no nê. Chim ăn xong bữa thì không chừa lại thức ăn trong máng mục đích là kích thích cơn đói của chim để chúng ăn no trong bữa ăn kế tiếp. Tuy nhiên, nếu chim đang nuôi con thì thức ăn phải có thường trực trong máng suốt ngày, vì chúng phải tìm mồi để móm cho bầy con liên tục.

Vấn đề sinh sản của chim bồ câu:

Khi chim mái bắt đầu chịu trống thì khoảng mười ngày sau nó sẽ đẻ trứng. Chim thường đẻ mỗi lứa hai trứng, nhưng cũng có khi chỉ đẻ một trứng, và cũng có trường họp ngoại lệ đẻ được ba trứng.

Trứng thứ nhất thường được đẻ vào buổi chiều, và khoảng 44 giờ sau đó, chim sẽ đẻ trúng thứ hai, tức là cách một ngày và sáng hôm sau đẻ lại. Đẻ trứng thứ hai xong là chim mái nằm lì trong ổ để ấp. Chim ấp cả ngày lẫn đêm và trống mái thay phiên nhau ấp.

Thời gian chim mái ấp khoảng bốn giờ chiều đến mười giờ sáng hôm sau. Chim trống, sẽ thay vợ ấp từ mười giờ sáng đến bốn giờ chiều. Việc thay ca ấp của vợ chồng Bồ Câu thường là như vậy.

Do chim mái ấp nhiều giờ hơn, nên chim trống thường đến móm mồi cho chim mái tại ổ, đến phiên chim trống ấp thì ít thấy chim mái làm việc này với chồng,

Trứng được ấp qua ngày thứ sáu, bạn có thể rọi trứng ra ánh sáng mặt tròi, hoặc ánh đèn điện để biết trứng có cồ hay không. Nếu trứng không cồ thì màu trong khe, còn có cồ thì bạn thấy được cái phôi nằm trong ấy, cỏ cả gân máu nữa.

Thời gian ấp khoảng mười sáu ngày, nhưng cũng có khi trễ hơn vài ngày là chim con nở.

Đến ngày nở, chim con đã bắt đầu rọ rạy như cố tìm lối thoát ra, ta nghe tiếng nó mổ cọc, cọc nhè nhẹ vào vỏ. Trên đỉnh của mỏ chim con có một cục bằng hột tấm gọi là “răng trứng”, để chim con dùng nó mà khẻ nứt vỏ trứng. Chim con sẽ làm rạn nứt một chỗ nhỏ trên vỏ trứng, và nó cứ mô mãi chỗ ấy cho đến khi tạo ra được một lỗ thông. Lỗ thông đó sẽ được chim mổ lớn dần ra, cuối cùng nó rán cựa quậy để làm bể vỏ mà chui ra ngoài.

Từ lúc chim con bắt đầu khẻ mổ cho đến khi nó chui mình được ra ngoài, nếu mau lắm là mười giờ đồng hồ, và trễ là 30 giờ, tức hơn một ngày một đêm.

Sau khi chim nở được vài ba ngày thì cái “răng trứng” ở mỏ nó sẽ bị tan biến nên không ai thấy nữa.

Chim con ra đời thường uớt nhẹp cả thân mình, nhưng nó được chim mẹ ủ kín nên chỉ vài giờ sau là khô ráo và trông lanh lẹ ngay. Chúng bắt đầu nhận được “sữa” mẹ móm cho.

Sữa của Bồ Câu là chất được tạo ra ở thành của bầu diều của cả chim cha và chim mẹ. Thứ sữa này đã bắt đầu có từ ngày chim cha mẹ nằm ấp ngày thứ mười đến ngày thứ mười hai. Đến ngày chim con sắp nở thì trong bầu diều của chim cha chim mẹ, lượng sữa được tạo ra nhiều nhất.

Chất sữa này giống như fromage, chứa một lượng protéin từ 14 đến 16 phần trăm, và một lượng chất béo từ tám đến mười phần trăm.

Trong tuần lễ đầu chim con được cha mẹ móm cho thứ sữa đặc biệt đó, đến những ngày kế tiếp thì chim con được mớm cả sữa lẫn thức ăn hạt. Và khi chim con được 12 ngày tuổi thì nó chỉ được chim cha mẹ mớm bằng thức ăn của chim lớn, vì lúc này trong diều của chim Bồ Câu cha mẹ không còn tiết chất sữa đặc biệt đó nữa.

Có những trường hợp, chim con bên trong mổ vỏ mãi nhưng không sao làm bể vỏ trứng để chui ra ngoài. Đó là vì do chim con quá yếu sức, hoặc cũng có thể do chất nước nhờn bên trong vỏ trứng khô quá nhanh. Nếu bạn không biết cách can thiệp thì con chim con bên trong sẽ bị chết vì kiệt sức.

Có nhiều cách để can thiệp hữu hiệu: một là ta nhổ một ít nước Miếng vào cái lổ vỏ trứng để chim con bên trong nhờ vào chất trơn và ấm của nước Miếng mà xoay trở dễ dàng mà cựa quậy cho vỏ mau bể ra mà thoát ra ngoài. Xin nhớ là sau khi “tiếp tế” nước Miếng xong là phải đặt trứng vào ổ để chim mẹ ấp tiếp. Hai là chúng ta chịu khó dời nhẹ cái trứng để đầu chim con được thoải mái mà tìm dịp chui ra.

Việc ta can thiệp bằng cách tự bóc vỏ trứng và lôi chim con ra ngoài thường đem lại kết quả tệ hại: chim con bị chết.

Bồ Câu con nở ra chừng hai ngày thì trọng lượng của nó to gấp đôi so với lúc vừa sinh ra. Hai mươi ba ngày tuổi bộ lông của chúng mọc gần đầy đủ, và một tháng tuổi đã bắt đầu tập ăn; lúc này gọi là chim ra ràng.

Bồ Câu ra ràng là món ăn ngon, bổ lại vừa sang nên nó chỉ có trong thực đơn của các nhà hàng dành cho các buổi tiệc như cưới hỏi chẳng hạn.

Trước đây vài ba thập niên, ở Sài Gòn có nhiều trại nuôi Bồ Câu rất lớn, nuôi đến bốn năm ngàn con. Và hiện nay các quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đức, Gò Vấp, và ở Biên Hòa… cũng đã thành lập nhiều trại Bồ Câu mới có tính qui mô với Bồ Câu giống lớn ngoại nhập. Chẳng hạn như ở Gò vấp có trại Bồ Câu AN LỘC của kỹ sư Phạm Văn Mười ở phường 17 đang tiến đến mức nuôi cả ngàn cặp vừa thịt vừa cảnh.

Bồ Câu nuôi cho nhiều lợi, nhưng bạn phải chịu khó đầu tư vốn, và nhất là phải có mặt bằng rộng rãi, cách xa nhà cửa của dân sinh sống quanh vùng lại càng hay.

Theo dogily.vn

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng