Thời gian 22/11/2024 4:38 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Chia sẻ cách tạo dáng cây kiểng thác nước như nghệ nhân cây cảnh

Cây kiểng dáng thác nước (thác đổ)  được rất nhiều người trong giới mộ điệu cây cảnh ưa thích. Để có được một cây mang dáng hình độc lạ này người trồng phải mất rất nhiều thời gian để tạo tác, đồng thời phải có tay nghề tỉ mỉ và kinh nghiệm cao. Tuy nhiên, giờ đây, cách tạo dáng cây kiểng thác nước đã trở nên đơn giản hơn nhiều nhờ vào những chia sẻ của những người nghệ nhân cây cảnh đi trước. Bài viết này sẽ giúp bạn dù mới nhập giới chơi cây vẫn có thể tự mình tạo ra được một cây kiểng thác nước đẹp.

Dáng cây kiểng thác nước là gì?

Dáng cây cảnh: Dáng cây cảnh cơ bản dựa trên độ nghiêng của cây so với mặt đất là trực (Formal Upright), xiêu (Slanting), hoành (Semi-Cascade, dáng bay, bán huyền nhai..), huyền (Full Cascade, dáng đổ, dáng thác đổ..). Dáng cây là điều cơ bản cần chú ý khi phối tiểu cảnh.

Cây kiểng thác nước hay còn gọi là thác đổ thuộc cây cảnh có dáng huyền.

Cây cảnh dáng huyền: Là những cây mọc trên sườn núi dốc đứng. Kiểu này có các nhánh thấp nhất, thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềnh đá là đẹp nhất.

Cây kiểng thác nước hay còn gọi là thác đổ thuộc cây cảnh có dáng huyền

Cây kiểng thác nước hay còn gọi là thác đổ thuộc cây cảnh có dáng huyền

Thế cây kiểng thác nước là thế kiểng cổ ít thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biểu hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu.

Cách tạo dáng cây kiểng thác nước 

Chọn phôi 

Cách tạo dáng cây kiểng thác nước không hề đơn giản. Để tìm được 1 phôi dáng thác nước rất khó tìm. Bởi vị trí để cây mọc dáng đổ ở tự nhiên không nhiều, chủ yếu ở vách núi. Vì vậy đa số là trường hợp chọn 1 cây trực lắc, có hình chữ C làm dáng thác đổ. 

Cách nuôi cây phôi

 Sau khi chọn được phôi như ý nếu cho đổ ngay thì cây sẽ phát rất chậm, đặc biệt là ở phần ngọn cây, rễ cây. Do khu vực đó tán cây nhận được nắng gió không nhiều. Vì vậy cách tốt nhất là trồng cây thẳng lên trên như dáng trực lắc. Ở giai đoạn đầu này không nên cắt tỉa nhiều mà hãy để cây phát triển cành, chồi tự nhiên. Mục đích là để có bộ rễ tơ nhiều và mạnh.

Cách xử lý bộ rễ của cây để tạo dáng thác nước 

Sau khi cây phát triển tốt và có bộ rễ mạnh, ta nới bộ rễ lên dần và trồng cây nghiêng đổ từ từ qua từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể ( bộ rễ thích nghi theo). Nếu đổ càng sâu thì càng chậm phát triển ở phần ngọn cuối. Song song quá trình này là cắt phần rễ to không cần thiết và rễ chọc lên trời, và chọn vị trí cành, cốt cành để định hướng độ tàn sau này.

Trong quá trình nuôi, bộ rễ cây cho nổi lên dần. Các Bạn có thể cơi quanh bộ rễ để giữ ẩm và cho phần rễ lộ thiên không bị nắng cháy tổn thương cũng như thích nghi từ từ.

Để làm được bộ rễ nổi lên cao cách làm đơn giản nhất là cắt một miếng nhựa mỏng be bờ để chứa thêm chất trồng bên phía cần nuôi rễ. Sau này rễ mọc dài thì hạ bớt chất trồng xuống cho rễ dần lộ ra.

Trồng cây nghiêng đổ từ từ qua từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể

Trồng cây nghiêng đổ từ từ qua từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể

Cách tạo dáng cây kiểng dáng thác nước

Đây là cách tạo dáng cây kiểng dáng thác nước ( thác đổ) của nghệ nhân cây cảnh nổi tiếng Trần Thắng ( hay còn gọi Thắng đổ – quận Tân Phú) 

Ban đầu chưa cho cây đổ, các chi từ số 2 trở đi được nuôi trước. Khi bộ tàn đã dần định hình, cây bắt đầu cho đổ thì mới nuôi chi số 1 sau. Nhờ ưu thế ngọn, chi số 1 sẽ nhanh chóng bắt kịp các chi kia và phát triển như mong muốn.

Ban đầu chưa cho cây đổ, các chi từ số 2 trở đi được nuôi trước

Ban đầu chưa cho cây đổ, các chi từ số 2 trở đi được nuôi trước

Để có 7 chi này, lấy cưa khứa vào các vị trí đã định, làm cho cây nảy mầm tại vị trí mong muốn. Mầm cây lớn lên không tiến hành ghép liền vì giai đoạn này còn đang chờ xứ lý bộ rễ chưa xong. Đợi đến khi cắt xong 3 cái rễ chĩa lên trời thì mới tiến hành ghép lá nhỏ.

Mình không ghép ngay lá nhỏ vì để nguyên cây ban đầu cành nhánh phát triển mạnh hơn, làm cho bộ rễ mau phát triển hơn, thời gian xử lý mấy cái rễ chĩa lên trời được rút ngắn lại.

Khi tiến hành ghép, tại vị trí số 3 có 2 nhánh mọc song song cùng kích thước, thay vì cắt bớt đi 1 nhánh, để vậy ghép luôn lá nhỏ, tức là có tới 8 mắt ghép. Phần ngọn thác đổ từ số 4 trở đi còn yếu, vẫn có khả năng chết cho nên giữ nguyên 2 nhánh ở vị trí số 3 để dự phòng. Trường hợp ngọn bị chết thì có phương án khác thay thế. 

Đây là điều đáng học hỏi, để khi làm một cây thì phải nghĩ đến nhiều đường binh khác nhau đề phòng rủi ro. Sau này, khi thấy cây sống khỏe thì mới cắt bỏ chi thừa.

Riêng chi số 1, chồi không mọc ngay chỗ khứa mà lại mọc ở phía sau. Cuối cùng đành phải kéo cổ nó từ đằng sau áp vòng lên phía đỉnh cho đúng vị trí. Bạn để ý gốc của chi 1 có phần thịt bị lồi ra.

Tuy nhiên nhìn tổng thể cây thành phẩm thì phần thịt lồi này không ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp của nó.

Đây là góc nhìn chính diện cận cảnh hơn, thật chẳng thể phát hiện ra cành đã được kéo vòng từ sau lên.

 Cho cây đổ từ từ để nuôi rễ trước. Trong quá trình nuôi rễ thì tạo sẵn 6 cành từ số 2 tới số 7 tại vị trí mong muốn. Khi cây đổ hoàn toàn tới vị trí mong muốn thì bắt đầu nuôi ngọn và ghép lá nhỏ.

Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng

 Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thuật hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vài ba cm là rất quan trọng.

Sử dụng các chất ức chế thực vật và sử dụng kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.

Bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh

Bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh

Nguyên tắc cắt tỉa cây cảnh

Cách tạo dáng cây kiểng thác nước rất quan trọng, tuy nhiên để cây luôn giữ được dáng hình mong muốn thì nguyên tắc cắt tỉa cũng quan trọng không kém.

Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc rất quan trọng, cần phải duy trì suốt đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa là Cắt tỉa được tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai) và Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế) kiểng đã chọn.

Nguyên tắc cắt tỉa 

  • Nhánh to ở dưới, các nhánh nhỏ dần lên trên, nhánh để phải phân bố theo hình xoắn ốc quanh thân, tạo tán lá thành khối chóp.
  • Cắt bỏ những nhánh ở vị trí không đẹp hoặc nhánh vô ích.
  • Hai nhánh mọc đối nhau phải cắt đi một, để cho các nhánh mọc xen nhau.
  • Bỏ các nhánh mọc chằng chịt làm cây rườm rà, nặng nề.
  •  Cắt ngắn những cành nhánh lớn, quá dài.
  •  Cắt những chồi mọc đứng từ cành để tạo dáng già nua cho cây. Vì cây già, cành cây thường oằn xuống.
  • Không nên chọn các chồi mảnh mai làm đầu của các cành lớn, mất vẻ tự nhiên.
  • Cắt bỏ nhánh đã chết, đã héo trừ trường hợp nếu giữ nhánh đó sẽ tăng thêm vẻ đẹp, vẻ già nua của cây.
  • Vết cắt phải ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt mau lành sẹo và tạo thành sẹo trên thân.

Cách chăm sóc cây cảnh dáng thác nước

Sau khi nắm được cách tạo dáng cây kiểng thác nước, các bạn cần bổ sung luôn cách chăm sóc cây để cây luôn trong điều kiện phát triển tốt nhất.

Đất trồng

Khi trồng cây cảnh theo nghệ thuật Bonsai, bạn có thể sử dụng nhiều loại đất cùng lúc nhưng nhớ là phải trộn đều chứ không trồng theo nhiều lớp. Đồng thời, trong quá trình trộn đất, bạn cần phải nhặt sạch những hạt cát mịn, chỉ để lại những hòn đá thô, nhỏ.

Công thức đất trồng cho cây cảnh: 

  • Đối với cây đã sống khỏe: 30% tro trấu, 20% mụn dừa, 30% cát to, 20% dớn lan  ( Đây là công thứ tham khảo. Tùy vào điều kiện của từng địa phương mà sử dụng công thức hợp lý). Hoặc công thức 70% cát hạt lớn, 10% Tro trấu đen, than tổ ong 20%.
  • Đối với cây phôi mới khai thác: 100% cát.

Tưới nước

 Chỉ tưới nước khi cây thực sự cần chứ không được tưới nước theo lịch cố định nhưng khi trồng rau hay trồng cây ăn trái. Khi tưới nước, bạn phải tưới từ trên xuống để cấp nước từ từ, tránh trường hợp tưới ồ ạt khiến cây bị ngập trong nước và ảnh hưởng đến sự tích tụ muối của nó.

Bón phân

Tiến hành bón phân đầy đủ theo lịch của từng loại cây và tuỳ theo mục đích, chẳng hạn như để thúc rễ phát triển hay thúc mầm và lá…

 Ý nghĩa của cây kiểng thác nước

 Cây kiểng thác nước là cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.

Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Một số hình ảnh cây kiểng dáng thác nước đẹp

 

 Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ... song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt

 Dáng cây thể hiện sự mềm mại tươi trẻ tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt

 

Cắt tỉa là một công việc rất quan trọng, cần phải duy trì suốt đời sống của cây

Cắt tỉa là một công việc rất quan trọng, cần phải duy trì suốt đời sống của cây

 

Đây là tác phẩm của nghệ nhân nổi tiếng Trần Thắng

Đây là tác phẩm của nghệ nhân nổi tiếng Trần Thắng

 

Những cây kiểng dáng thác đổ thường có giá trị rất cao

Những cây kiểng dáng thác đổ thường có giá trị rất cao

 

Cách tạo cây cảnh dáng thác nước không hề khó nếu bạn chịu khó và kiên nhẫn

       Cách tạo cây cảnh dáng thác nước không hề khó nếu bạn chịu khó và kiên nhẫn

Trên đây là những kiến thức, kinh nghiệm về cách tạo dáng cây kiểng thác nước mà cayxanhhoabinh.com.vn tổng hợp và thu thập được. Hy vọng đã đem đến cho bạn đọc thông tin bổ ích và áp dụng được trong quá trình tạo tác một cây cảnh nghệ thuật. 

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng