Trần Văn Thơ
Trong sự phát triển mạnh mẽ của Sinh vật cảnh ngày nay, số người chơi cây cảnh ngày càng đông. Trong khuôn viên của những ngôi nhà đẹp không thể thiếu những tác phẩm nghệ thuật cây cảnh. Đội ngũ những người làm cây cảnh cũng lớn mạnh không ngừng. Đi liền với nó là hàng loạt cây mới làm xuất hiện. Công bằng mà nói, bên cạnh những cây cảnh cổ có tên tuổi, những cây mới làm đuợc kết tinh bởi nghệ thuật truyền thống hoà quyện với nghệ thuật hiện đại trông rất bắt mắt, giá cả lại phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi nhà. Số lượng cũng khá, đủ sức đáp ứng nhu cầu trong nước. Cây mới (phôi cấp II) nếu được chăm sóc kỹ thuật tốt sẽ tăng nhanh về giá trị thẩm mỹ và cả giá trị kinh tế. Nhưng trong thực tế, bên cạnh một bộ phận nguời chơi biết kỹ thuật chăm sóc còn một bộ phận không nhỏ làm chưa tốt nên chỉ một thời gian sau khi mua về cây bị phá hình, mất đi dáng vẻ ban đầu và có nguy cơ bị hỏng. Điều này làm ngưòi chơi và cả những người xung quanh nản lòng và làm mai một tín nhiệm của cây mới và cả uy tín của người bán cây. Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, tôi xin nêu một số vấn đề xung quanh kỹ thuật chăm sóc cây mới làm
Để chậu cây ở nơi đủ ánh sáng cả bốn mặt là tốt nhất. Trường hợp kê chậu sát chân tường hoặc mái hiên phải định kỳ 2-3 tháng xoay chậu đổi hướng để cây phát triển cân đối.
Nước, phân là hai yếu tố quan trọng để duy trì sự sống của cây. Đối với cây cảnh không chỉ sống mà phải đẹp, cây phải chóng già, cho nên về phân không nên bón nhiều. Cây mới lên chậu có đất và phân mục hỗn hợp thì không cần bón thêm phân vẫn duy trì sự phát triển của cây được 5 năm. Về nước chỉ nên tưới đủ ẩm làm cho luợng nước tích trong cây ít, cây sẽ săn chắc.
Đây là yếu tố quan trọng nhất để duy trì dáng vẻ của cây vì cây con sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, chỉ cần một thời gian ngắn không uốn tỉa sẽ mọc um tùm trông không đẹp mắt.
Trước mắt phải loại bỏ những nhánh mầm mọc không đúng chỗ bằng cách khi mầm mới nhú, dùng tay rẽ nhánh lôi cả phần gốc của nhánh để không còn cơ hội mọc lại.
Thường xuyên dùng kéo bấm loại bỏ những búp non ngoi ra khỏi tản, nhất là dịp xuân hè và sau các trận mưa rào. Làm như vậy cây luôn phân rõ tầng, tán lá giữ được dáng vẻ và độ nét. Đôi khi cành cây non phát triển mạnh và luôn theo xu thế hướng dương, trong khi đó đối với cành phải có độ mềm mại nhất đmh theo hình dấu ngã (~). Do vậy, phải thường xuyên kéo, vít cành, có thể dùng dây nilon buộc vào chỗ thuận lợi kéo xuống néo trực tiếp vào thân hoặc rể khoẻ. Những cành lớn phải dùng ram hoặc cưa rấm. Ở điểm cần uốn: dùng cưa cắt hình chữ V ở phần dưới cành, tuỳ theo cành to, nhỏ, độ uốn sâu hay nông mà mở khẩu độ vết cắt cho phù hợp rồi tử tù vít cành xuống và dùng dây kéo cố định theo ý định. Nếu đã đạt được mục đích uốn mà vết cắt khép kín là tốt nhất. Sau đó dùng mảnh nilon quấn quanh vết cắt và lấy dây buộc lại khoảng 2-3 tháng sau thì cởi nilon. Biện pháp này rất tốt, hiệu quả uốn cành cao, nhưng lưu ý tránh cắt quá sâu, uốn quá mạnh dẫn đến gãy cành đồng thời phải làm vào lúc nắng và thời tiết khô thi cành dẻo dễ uốn và không bị nhiễm trùng.
Thường xuyên quan sát theo dõi sự phát triển của cây và chú ý thực hiện các kỹ thuật nói trên ta sẽ luôn có cây đẹp. Chúc bạn đọc ứng dụng thành công và tiếp tục tham gia, góp ý làm phong phú những bài học thực tiễn trong chăm sóc cây cảnh nghệ thuật.
Theo Tạp chí VNHS
Tin tức khác