Thời gian 23/11/2024 2:54 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Cách chăm sóc cây hoa giấy bonsai ra nhiều hoa

Với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam, có rất nhiều loại cây kiểng như mẫu đơn, hoa giây, cây sanh, mai chiếu thủy, mai tứ quý… Trong đó cây hoa giấy là một trong những loại cây phổ biến và được trồng nhiều trong các hộ gia đình, công ty, khu nghỉ dưỡng… vì cây hoa giấy rất dễ trồng và chăm sóc, đồng thời cũng cho vẻ đẹp hoàn mĩ. Đặc biệt người nghệ nhân có thể lựa chọn cây hoa giấy phù hợp để uốn thành cây bonsai trang trí trong nhà rất đẹp.

Cây hoa giấy mang trong mình ý nghĩa độc đáo, mang lại cuộc sống bình yên và may mắn, cuộc sống khi nào cục rực rở như cánh hoa nở quanh năm. Là mông trong những loại cây hấp thu sát khí mạnh mẻ, giúp cho người trồng cây có một không gian thư thái, yên tĩnh. Cây hoa giấy thường hợp với tuổi thìn và mỗi loại cây hoa giấy cũng có một màu khác nhau tượng trưng cho các mệnh khác nhau.

Đặc điểm của các loại cây hoa giấy

Cây hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng anh là Paper Flower thuốc họ thực vật là Nyctaginaceae, nằm trong bộ hoa cẩm chướng và thuộc chi hoa giấy. Hoa giấy có khá nhiều loại, có thể kể đến các loại dưới đây

  • Cây hoa giấy Thái Lan có cánh nhỏ, hoa đỏ rực và hoa khá lâu rụng. Cây hoa giấy Thái Lan rất dễ trồng, có thể dâm cành hoặc chiết cành. Thường trồng trong chậu hoặc trên mặt đất trước cổng nhà.
  • Cây hoa giấy Bougainvillea Glabra có nguồn gốc từ Brazil, cây này thường mọc leo trên tường, cổng hoặc hàng rào. Thân có nhiều cai, lá xanh bóng. Hoa chùm có màu ngã hồng và thường nở vào mùa hè. Tuy nhiên, loại cây này khá khó trồng, phải chiết cành thì mới trồng được, thích hợp trồng làm giàn, làm mái hoặc trang trí thành cổng.
  • Vạn Hoa Lầu là loại cây hoa giấy ra bồng màu hồng tím, có thể cho hoa màu đỏ hồng hoặc tím. Đối với những người sống chung thủy, tình cảm thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Cây hoa giấy Vạn Hoa Lầu có thân khá nhỏ nên thường được trồng trong chậu để trang trí hoặc uốn bonsai.
  • Cây hoa giấy Cao Bồi là một trong những loại hoa giấy rất đẹp, cây này có 3 màu đặc trưng là đỏ, cam và trắng nhưng đặc biệt không cần phải cắt ghép. Đặc điểm của loại này có lá tròn và nhỏ, xung quanh lá có màu trắng bạc.
  • Cây hoa giấy Mỹ là loại cây có dáng cây hình nấm, lá và hoa nhỏ hơn các loại ra nhưng rộ và rất nhiều. Hoa nhỏ và nở dày đặc nên rất thích hợp trồng trong các văn phòng, nơi có nhiều ánh năng chiếu qua cửa kính để trang trí và làm tăng lên vẻ sang trọng.
  • Hoa giấy Cẩm Thạch la loại hoa giấy có lá màu trắng xanh, thân nhỏ và nhiều tàn nhánh. Đặc biệt hoa của loại này có màu hồng trắng – hồng nhạt, có khi ngã về cam.

Cách chăm sóc cây hoa giấy bonsai

Cây hoa giấy có thể trồng ra đất hoặc trồng trong chậu.

  • Cây hoa giấy được trồng ra đất thì sẽ vươn cao và xanh tốt nhưng chỉ cho hoa khi thân cành già. Cây càng tốt thì khả năng ra hoa càng thấp, vì vậy khi muốn cho hoa ra đẹp thì tốt nhất nên chăm sóc cây tươi tốt sau đó làm cho điều kiện khó khăn như đất khô cằn, cho cây tiếp xúc nhiều với ánh nắng thì cây sẽ ra hoa.
  • Đối với cây hoa giấy được trồng trong chậu, sau mỗi đợt ra hoa nên tưới nước cho cây. Sau thời gian trồng khoảng 1 – 2, lúc đó nguồn dinh dương cung cấp cho cây trong đất đã cạn kiệt thì nên lấy cây ra, loại bỏ đất bám trên rễ sau đó cắt rễ và trồng lại. Để cây ra hoa đẹp thì nên cắt tỉa từ ½ đến 2/3 số lượng lá để kích thích cây ra hoa.

Cách trồng cây hoa giấy

B1: Trước tiên bạn nên lựa chọn nơi trồng cây cho phù hợp, một là trồng ra đất, hai là trồng trong chậu. Nếu bạn lựa chọn trồng hoa ra đất, bạn nên lựa chọn những nơi có nhiệt độ cao và nhiều ánh nắng. Nhưng nếu bạn ở nới có vùng khí hậu lạnh, thì tốt nhất bạn nên trồng hoa giấy vào chậu để khi trời trở lạnh bạn có thể đem vào nhà.

B2: Tiếp theo bạn nên tìm một chỗ có ánh năng tốt, vì hoa giấy chỉ phát triển tốt và ra hoa ở nơi nhiều ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày hoa giấy cần 5 giờ ánh nắng để phát triển mạnh.

B3: Chuẩn bị dụng cụ trồng hoa giấy bao gồm cuốc, xẻng và cào làm vườn. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm phân chuồng, phân NPK.

B4: Chọn nơi có đất màu mỡ và có khả năng thoát nước tốt vì hoa giấy sẽ không phát triển tốt ở những nơi đất ẩm hoặc đọng nước. Hoa giấy cần đất giàu chất dinh dưỡng có tính Acid và có nồng độ pH từ 5.5 tới 6.0. Nếu quyết định trồng hoa giấy vào chậu, bạn cũng nên chọn đất có nồng độ pH phù hợp cho sự phát triển của hoa giấy.

B5: Trồng hoa giấy

  • Nếu trồng hoa giấy ra đất, đầu tiên đào một hố sâu bằng bộ rễ của cây, thêm vào phân bón với tỉ lệ 10 phần đất, 3 phần phân chuồng và 1 phần phân NPK để thúc đẩy sự phát triển của cây và tốc độ ra hoa. Nhấc cây hoa ra khỏi chậu, làm ướt rễ và đưa vào hố, lấp đất và tưới nước cho cây. Nếu bạn trồng hoa giấy ra đất và muốn cho bò lên rào hoặc tường, bạn nên trồng ở nơi gần đó và đừng quên chọn nơi có nồng độ pH, ánh nắng phù hợp. Khi cây lên đủ cao, bạn nên uốn cho cây quấn vào rào để làm điểm tựa và phát triển theo. Tuy nhiên, khi uốn nên nhẹ nhàng vì cây còn non rất dễ bị dập hoặc gảy.
  • Nếu bạn trồng hoa giấy vào chậu, điều quan trọng là bạn nên chọn chậu có nhiều lỗ thoát nước, chọn đất có nồng độ pH phù hợp và đặt nơi có nhiều ánh nắng. Lấy đất trộn đều với phân và cho vào chậu, tạo một lỗ nhỏ sao cho vừa bằng bộ rễ cây, cho cây vào, lấp đất và tưới nước.

Cách ghép hoa giấy

Mỗi loại hoa giấy chỉ cho ra một màu hoa nhất định, từ đó nhu cầu của người chơi kiểng bắt đầu bùng lên và kỹ thuật ghép được áp dụng.

  • B1: Trước tiên bạn cần trồng một cây bông giấy có gốc tương đối lớn, cành nhiều, hoa và lá đẹp. Sau khi có cây làm gốc để ghép, dùng cưa hoặc kéo cắt bỏ phần ngọn của cây, chỉ để lại phần thân dài không quá 1m.
  • B2: Sau đó đồng vào một chậu lớn, bón phân và tưới nước để đảm bảo sự phát triển của cây. Tuy nhiên, không tưới nước quá nhiều sẽ khiến cây ngập úng.
  • B3: Sau khoảng thời gian 1 tháng trồng trong chậu, các nhánh mới sẽ mọc ra. Bạn nên cắt bỏ và chỉ để lại những vị trí nhánh ghép thích hợp. Tiếp tục chăm sóc cây thêm 1 – 2 tháng nữa.
  • B4: Khi các nhánh còn lại đã lớn bằng ngòn tay út. Bạn cần tìm những cây hoa giấy có màu và lá đẹp, đặc biệt nên chọn màu theo sở thích của bạn. Vị trí ghép nên cách thân khoảng 3 – 4cm, dùng dao rạch xéo từ trên xuống dưới khoảng 1/3 gốc ghép và có chiều dài khoảng 2cm. Tiếp theo dùng dao lam vạt xéo 2 nhát ở 2 phía đối diện của cành ghép tạo thành hình nêm. Luồn phần hình nêm của cành ghép vào miệng ghép rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao lại để tránh bị vô nước và đưa cây vào chỗ mát. Sau khoảng thời gian khoảng nữa tháng, khi cành ghép đã đâm chồi mới thì tháo bao nilon.

Cách chăm sóc cây hoa giấy

Đất trồng: Đất trồng cây hoa giấy phải là đất nhiều thịt, màu mỡ, có khã năng thoát nước tốt, đất hơi có tính Acid và có nồng độ pH từ 5.5 – 6. Có thể pha với cát, trấu để tăng khã năng thoát nước vì cây hoa giấy có khã năng chịu ẩm không cao.

Phân bón: Như chúng ta biết, cây hoa giấy là cây chịu được điều kiện khắc nghiệt. Nếu được trồng trong môi trường đất nhiều chất dinh dưỡng thì không cần phải bón thêm phân. Tuy nhiên, nếu trồng trong môi trường đất nghèo chất dinh dưỡng thì nên bón thúc cho cây 2 – 3kg phân chuồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Ánh sáng: Cây hoa giấy là loại cây ưa sáng, nếu không cung cấp đủ ánh sáng thì cây sẽ không ra hoa vì vậy nên cung cấp ánh sáng cho cây hoa giấy ít nhất 5 giờ mỗi ngày.

Nhiệt độ: Cây hoa giấy phát triển bình thường với nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nếu được trồng trong khu vực lạnh thì nên giữ mát cho cây nhưng chú ý không quá 10 độ C.

Nước: Tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ và chú ý không tưới quá nhiều sẽ khiến cây bị ngập úng.

Minh Đức ST

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng