Thời gian 22/11/2024 6:34 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Các khái niệm trong vườn cảnh Trung Quốc

Vườn cảnh Trung Quốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa tự nhiên và con người. Người Trung Quốc thu gọn sông núi ao hồ, đình đài lầu các kết hợp cùng với hoa lá cỏ cây, trăng thanh gió mát trong tự nhiên thành một tổng thể: vườn cảnh sơn thủy.

Nét đẹp vườn cảnh Trung Quốc thể hiện ở sự đan quyện của văn hóa và nghệ thuật. Vườn cảnh hoàng gia miền Bắc vừa có hình ảnh của chiếc cầu dòng nước, đường mòn tĩnh lặng, vừa mang dáng dấp của quần thể kiến trúc cung đình nguy nga tráng lệ, thể hiện khí phách của hoàng gia mà tiêu biểu có thể kể đến là Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Những vườn cảnh tư gia ở vùng Giang Nam như Lưu Viên, Chuyết Chính Viên, Võng Sư Viên… đã thể hiện sự khác biệt so với vườn cảnh ở miền Bắc bằng phong cảnh thiên nhiên với ưu thế của thảm thực vật; những vườn cảnh này đa phần thuộc về quan lại, thương nhân và văn nhân, chúng kết hợp với khu nhà ở tạo thành những hoa viên vừa có phòng ngủ, phòng khách, thư phòng, vừa có phong cảnh thiên nhiên với những đình đài, lầu các, hành lang, thủy tạ, non nước, cây cỏ. Tuy vườn cảnh có nhiều loại nhưng chúng đều bộc lộ cuộc sống an nhàn, tự tại và hạnh phúc của cuộc đời. Có thể nói, đây là nghệ thuật của cuộc sống, trong một chừng mực nào đó, nó phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan, cách sống, khuynh hướng nhân cách, đặc điểm thẩm mỹ của nhiều giai tầng trong xã hội Trung Quốc.

  • Sảnh: Sảnh trong vườn cảnh là kiến trúc phục vụ cho việc tiếp khách, yến tiệc, thưởng lãm hoa lá cỏ cây, thưởng thức các tiết mục biểu diễn quy mô nhỏ, nó phát huy chức năng công cộng trong kiến trúc vườn cảnh đời xưa. Đa số sảnh đều có cửa và cửa sổ ở mặt trước và sau, nhưng cũng có sảnh bốn mặt đều trổ cửa.
  • Tạ (thủy tạ): Tạ trong vườn cảnh thường là kiến trúc nằm bên bờ hồ, xung quanh có lan can thấp, mái nhà, thường là mái xiên, góc mái thấp và bằng thể hiện sự tinh tế quý phái. Chức năng chính của thủy tạ là ngắm cảnh, cũng là nơi nghỉ ngơi lúc tham quan vườn cảnh.
  • Lâu: Lâu trong vườn cảnh đa phần gồm 2 tầng hoặc 3 tầng, thường nằm sau sảnh đường của vườn cảnh đời Minh, thường dùng làm phòng ngủ, phòng đọc sách hoặc nơi thưởng lãm phong cảnh. Vì là kiến trúc cao nên thường trở thành một cảnh quan trong vườn cảnh, đặc biệt khi nó nằm ở vị trí tựa sơn hướng thủy.
  • Sơn Ức: Nghệ thuật truyền thống Trung Quốc chú trọng tính hàm súc. nên khi phối cảnh, bao giờ cũng đặt ngọn núi nhân tạo ở ngay cổng vào khuôn viên, nên nó được gọi là “Sơn Ức”, có tác dụng dẫn dắt, và thông qua những đường mòn, hồ nước, dòng thác… khu vườn dần dần hé lộ những khung cảnh đẹp hơn, giúp khác tham quan nhưng đang từng bước một tiến vào tiên cảnh.
  • Phảng: Khái niệm phảng trong kiến trúc vườn cảnh xuất phát từ loại thuyền hoa. Phảng làm từ đá không thể di chuyển, chỉ để thưởng thức, tổ chức yến tiệc, ngắm cảnh, làm cảnh. Cấu tạo của phảng như thuyền, chia thành 3 phần đầu, giữa và đuôi thuyền. Đầu phảng có diểu đài , là nơi để ngắm cảnh; phần giữa thuyền thấp xuống, hai bên có ô cửa dài, là nơi nghỉ ngơi, đãi tiệc; giữa thuyền có cầu thang, chia thuyền làm hai tầng, tầng trên không sử dụng được, chỉ có tác dụng tạo dáng.
  • Các: Trong vườn cảnh, “các” cũng như lầu, nhưng nhỏ hơn. Mặt bằng có hình vuông hoặc hình đa giác, là kiến trúc có nhiều tầng, bốn mặt có cửa sổ, thường làm nơi để sách, ngắm cảnh, cũng là nơi thờ tượng Phật lớn.
  • Tá cảnh (mô phỏng cảnh quan): Trong tác phẩm Viên Dã, Kế Thành chỉ ra rằng, “đặc sắc của vườn cảnh là tá cảnh”. Từ loại lớn như vườn cảnh hoàng gia, đến loại nhỏ là vườn cảnh tư gia, không gian đều có giới hạn, khi xây vườn đều dựa trên cơ sở trục tung và trục hoành, với mục đích làm cho người trong vườn được phóng tầm mắt và liên tưởng, phương cách nhìn nhỏ thấy lớn chính là tá cảnh. Ví dụ như mô phỏng ngọn núi nơi phương xa, vùng nước từ ao hồ vùng phụ cần vườn cảnh, cảnh sắc tự nhiên quanh vườn…
  • “Noi theo tự nhiên”: bao gồm 2 nội dung. Một là bố cục tổng thể , tổ hợp phải hợp với tự nhiên. Mối quan hệ giữa núi với nước và sự phối hợp giữa đỉnh núi, dòng suối, sườn dốc, hang động trong hòn non bộ phải phù hợp với quy luật khách quan trong tự nhiên. Hai là mỗi tổ hợp hình tượng của yếu tố cảnh quan hòn non bộ phải hợp với quy luật tự nhiên, ví dụ như đỉnh của hòn non bộ được nhiều hòn đá xếp thành, khi xếp đá phải nương theo đường vân của nham thạch, cố gắng giảm thiểu dấu tích con người trong quá trình xếp đá. Hồ nước thường uốn lượn, nhấp nhô; cây cỏ được sắp đặt thưa khít xen kẽ khác nhau, mang hình thái của tự nhiên…
  • Cảnh trong khung”: Cửa chính, cửa sổ trong kiến trúc vườn cảnh Trung Quốc hoặc nhánh cây hình thành “viền khung”, những cảnh đẹp thiên nhiên hoặc cảnh quan nhân văn từ nơi xa được đưa vào bên trong, phương cách tạo cảnh này được gọi là “Cảnh trong khung”.

Minh Đức ST

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng