Thời gian 21/11/2024 9:09 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Cách phục những cành bị khuyết trên các cây Sanh – Đa - Si

Trong quá trình làm cây cảnh đôi khi chúng ta cũng gặp những tr­ường hợp không may xảy ra như­: gió bão, sâu bệnh xâm hại hoặc sơ xuất khi vận chuyển làm một cành nào đó trên cây bị gãy cụt, hư­ hỏng, làm mất đi vẻ đẹp hài hòa, cân đối, ảnh h­ưởng đến giá trị của cả cây. Gặp tr­ường hợp nh­ư vậy, ta nên khắc phục như­ thế nào để cây nhanh chóng có đủ các cành trở lại như­ cũ? Sau đây tôi xin nêu một số kinh nghiệm nhỏ của mình đã làm thành công để các bạn cùng thử trải nghiệm.

          Cách thứ nhất là lấy cành bên ngoài ghép vào nơi cành khuyết. Năm 2012, gia đình tôi nâng cấp ngôi nhà nên phải bố trí vận chuyển, kê đặt lại một số chậu cây cảnh từ trong sân, quanh nhà ra tập chung ở một khu vườn. Thật không may khi cần cẩu vận chuyển 1 chậu cây sanh vừa đư­ợc vài mét thì chậu bị vỡ, cây rơi từ trên cao xuống làm cành địa gãy sát thân. Tôi trồng lại cây sanh đó và đi quan sát, tìm được một cành thừa của cây sanh phôi trong v­ườn (cùng loài) có đ­ường kính nh­ư gốc cành gãy và có 1 rễ phụ bám đất. Tìm đ­ược cành ghép rồi, tôi tiến hành chăm sóc cho cây bị h­ư cành nhanh chóng xanh tốt lại. Rồi vào một ngày mát trời tôi dùng đục móng (loại sắc) đục một lỗ tròn to bằng gốc cành ghép vào nơi gốc cành gẫy. Độ sâu của hố ghép bằng đường kính của cành ghép. Nhát đục đảm bảo sắc gọn không làm dập vỏ quanh lỗ ghép. Sau đó cắt cành ghép, loại bỏ hết lá, rồi cho gốc cành ghép vào lỗ ghép điều chỉnh sao cho cành ghép nằm chặt khít trong lỗ ghép. Tiến hành vùi đầu rễ từ cành ghép buông xuống vào đất, rồi cắm cây và dùng dây co kéo định vị cho cành ghép và rễ đảm bảo gió mạnh hoặc va quệt cũng không bị lắc lư­. Dùng chất keo liền sẹo (có bán ở các trung tâm dịch vụ sinh vật cảnh) trát vào quanh mép hố ghép cho vỏ cây chóng hồi sinh và nhanh liền sẹo. Hàng ngày chú ý t­ưới n­ước giữ độ ẩm và che đậy cành ghép tránh mư­a nắng chiếu vào. Làm như­ vậy chỉ sau 2 - 3 ngày là rễ phụ của cành ghép đã bám đất và hút dinh d­ưỡng lên nuôi cành hồi sinh, phát triển. Sau 3 đến 6 tháng là vỏ thân cây ở quanh miệng hố ghép đã hình thành một vòng sẹo tròn bao quanh thân cành ghép. Chỉ sau 1 - 2 năm vòng sẹo phát triển ôm chặt lấy cành ghép và sau 2 - 3 năm vỏ cây quanh lỗ ghép và vỏ của cành ghép đã gắn liền với nhau, thoáng nhìn rất khó phát hiện đây là cành ghép.

          Cách thứ hai là dùng vài ba mầm mọc trên thân cây (phía dưới cành khuyết), cắt bỏ lá và những nhánh nhỏ rồi dùng dây mềm bó sát vào thân cây hướng về nơi gốc cành khuyết. Đến mép dưới của cành khuyết thì dùng dây bó các mầm chồi áp chặt vào thân cây rồi tiếp tục lấy dây bó gộp các mầm chồi lại uốn thành cành ghép. Làm như vậy chỉ sau thời gian 6 tháng các mầm ghép và gốc cành ghép đã gắn chặt với thân cây. Sau đó bằng con mắt nghệ thuật và bàn tay khéo léo của người chơi cây ta tạo thành một cành mới với hình dáng, chi, dăm, bông tán theo ý muốn.

          Ngoài 2 cách ghép trên, còn có cách ghép thứ ba nữa là dùng một mầm khỏe mọc trên thân cây (phía dưới cành khuyết) rồi uốn mầm đó áp sát vào  vòng quanh thân cây. Uốn đến đâu, lấy dây mềm bó chặt vào thân cây đến đó và điều chỉnh khéo léo sao cho đến vị trí gần mép trên hoặc mép dư­ới nơi cành khuyết có một nhánh của mầm ghép, sau đó quấn tiếp mầm ghép vào xung quanh thân cây chạy ng­ược lên phần ngọn cây hoặc một cành gần đó cho gắn kết với nhau cùng phát triển. Làm nh­ư vậy thời gian có lâu hơn 2 cách ghép trên như­ng cũng chỉ sau từ 1 đến 2 năm là ta cũng có một cành ghép thay thế cho cành đã khuyết. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau 3 - 4 năm cành ghép đã gắn chặt với thân và phát triển tương xứng với những cành khác. Theo cách làm này ta có thể ghép cho tất cả các cành khuyết trên cây nh­ưng chủ yếu từ cành thứ 2 từ dưới lên. Còn cành gần gốc (cành địa) vì quá to và già nên dùng phư­ơng pháp ghép cành như­ đã nêu ở phần một là tốt nhất.

          Với 3 cách làm trên tôi đã khắc phục cho một vài trư­ờng hợp khuyết cành trên các cây Đa - Si cũng cho kết quả t­ương tự vì cũng như­ cây Sanh, cây Đa - Si cũng đều là những cây sống khỏe, thân nhiều nhựa, chịu hạn úng, vết cắt nhanh liền sẹo, bộ rễ phát triển, vỏ của thân cây và cành ghép dễ áp sinh vì vậy chất dinh dưỡng của thân cây nhanh được truyền sang cành ghép, làm cho cành ghép chóng hồi sinh, phát triển.

          Song có điều ta cần lưu ý trong cách ghép thứ 2 và 3 là: muốn thân mầm ghép phẳng lì với thân cây ta phải dùng dây mềm bó sát mầm ghép vào với thân cây (tùy mầm ghép to hay nhỏ) thời gian ít nhất cũng từ 6 tháng đến 1 năm và nhanh chóng tạo cho cành ghép có ít nhất 1 rễ buông xuống bám đất. Làm được như vậy thì cành ghép sẽ phát triển nhanh và bền vững trên cây. Sau khi cành ghép đã có rễ bám đất, ta gỡ bỏ toàn bộ dây quấn và gọt đi những chỗ gồ lên do thân và gốc mầm ghép để lại, tạo cho thân cây sau này có những vết sẹo đẹp mắt. Thời gian thực hiện ghép cành tốt nhất là vào thời điểm mùa Xuân và mùa Thu. Nếu ghép vào mùa hè thì nên thực hiện vào những ngày trời mát và che đậy, phun nước hàng ngày khi nào cành ghép ra lộc và phát triển xanh tốt mới thôi. Không nên ghép vào mùa Đông vì mùa này trời rét và khô, cây dẫn nhựa kém, rễ không phát triển, tỷ lệ sống của cành, mầm ghép thấp.

          Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ xin được chia xẻ với các bạn yêu cây cảnh gần xa trên cả nước. Rất mong được sự góp ý và học tập những kinh nghiệm hay trên mọi lĩnh vực làm sinh vật cảnh của các bạn - Chúc các bạn thành công./.

                                                                                         NGUYỄN VĂN NGỌ

                                                 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng