Hiện nay vẫn đang tồn tại một thực trạng khá phổ biến là không ít tổ chức và cá nhân sử dụng thuật ngữ Bonsai một cách tràn lan. Tại một hội thi CCNT của tỉnh tôi (khai mạc: ngày 21/02/2008) trong bảng tiêu chí chấm điểm của hội thi hoàn toàn sử dụng thuật ngữ "bonsai" mà không hề dùng thuật ngữ CCNT.
Rõ ràng bonsai có lịch sử hình thành, có quy tắc riêng với bản sắc riêng của nó, chúng ta không thể và không nên sử dụng một cách tuỳ tiện nếu chúng ta có ý thức cao về lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Nói như thế không có nghĩa bonsai là điều gì đó mà chúng ta không thể nhận chân và nhắc đến khi cần thiết.
Xét về nguồn gốc, nghệ thuật bonsai sơ khai từ nền văn minh Trung Hoa. Và khi mà nghệ thuật tạo ra những cây thu nhỏ trồng trong chậu mô phỏng theo hình thể cây lớn ngoài tự nhiên ngày càng được hoàn thiện theo thời gian đã sinh ra thuật ngữ bonsai - tuy thuật ngữ Bonsai cũng phiên âm từ thuật ngữ Bonsai của Trung Hoa. Như vậy, thuật ngữ Bonsai được hình thành từ Nhật Bản và đi liền với nó người ta đã đặt ra những quy tắc nhất định ban đầu kèm theo. Vậy là một loại hình nghệ thuật được hình thành một cách chính danh- có tên gọi và quy tắc cụ thể.
Những khi hình thành thuật ngữ Bonsai người ta đã đồng thời đặt ra những quy tắc kèm theo chẳng hạn như quy tắc mô phỏng (mô phỏng cây lớn ngoài tự nhiên); quy tắc về không gian (kích thước, hình khối); quy tắc về thời gian (sự già cỗi, lão hóa… ) hay quy tắc về sự hài hòa cân đối v.v... mà muốn đạt được những điều đó ắt phải trải qua quá trình nhận thức, cảm thụ và tạo tác gia công nghệ thuật của con ngưới. Do đó bonsai ở Nhật được dùng với hàm nghĩa: Cây tạo hình làm cảnh trồng trong chậu.
Từ những quy tắc nhất định ban đầu, trải qua thời gian phát triển đến nay những quy tắc đó ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ. Nhưng dù với những quy tắc thế nào đi nữa thì tự trung lại ý nghĩa và bản chất của bonsai cũng chính là CCNT mà thôi.
Tuy nhiên bonsai Nhật Bản có những tiêu chuẩn cụ thể mà thực tế CCNT của ta không đáp ứng đúng và đủ (kể cả vô tình hoặc cố tình) thậm chí chính ban tổ chức chấm thi cũng chưa chắc đã nắm rõ những tiêu chuẩn đó, vậy thì tại soa ta lại mượn danh của họ cho CCNT của ta trong một cuộc thi có chấm điểm.
Chẳng hạn như quy định về chiều cao của bonsai theo một tài liệu như sau:
Tên gọi |
Chiều cao |
Mame |
7,6-15,2 |
Shohin |
15,2 -20,3 |
Kifu |
20,3- 40,6 |
Chu |
40,6- 61 |
Dai |
61- 101 |
Việt Nam chúng ta cũng có truyền thống chơi cây cảnh từ rất sớm. Nó đã thực sự trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo mang tính quần chúng. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu kiểu như Bonsai của Nhật. Thiết nghĩ Việt Nam Hương Sắc nên sớm tổng hợp mọi kiến thức, kinh nghiệm vốn có và những ý kiến đóng góp của các chi hội, cá nhân trên toàn quốc để đưa ra những văn bản chính thức về tên gọi, về tiêu chí cũng như những quy tắc rõ ràng, cụ thể đối với CCNT. Bởi vì bất kỳ điều gì muốn xứng tầm thì thước hết phải “Chính danh” cũng có nghĩa là phải có thương hiệu. Cộng với cái thực mà chúng ta đã và đang ngày càng phát triển, sẽ đến một lúc nào đó trong ý thức của người chơi cây cảnh khắp thế giới phải tồn tại khái niệm “ Cây cảnh nghệ thuật Việt Nam”
Và điều cuối cùng, chúng ta hãy nên sử dụng thuật ngữ chuyên môn một cách chuẩn xác, ý nghĩa và tự trọng!
Theo Tạp chí VNHS
Tin tức khác