Thời gian 22/11/2024 4:22 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Ngành hoa, cây cảnh của Nhật Bản

 

                                                     Thanh Tuyền

 

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với những lễ hội hoa anh đào và nghệ thuật bonsai đẳng cấp nhất thế giới. Quốc gia này là quê hương của hàng trăm vườn ươm cây cảnh, thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp gia đình trong nhiều thế kỷ. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi nói rằng trình độ tạo hình cây bonsai của Nhật Bản gần như không có đối thủ.

Description: https://www.japan-guide.com/g20/2097_04.jpg

Vườn ươm cây bonsai tại làng Kinashi, tỉnh Takamatsu

Nhật Bản cũng là một nước sản xuất hoa lớn, nhưng tương tự như người láng giềng Hàn Quốc, sản xuất hoa tại Nhật Bản đã bị sụt giảm trong những năm qua. Lý do chính cho sự sụt giảm này là số lượng hộ kinh doanh hoa giảm và nhập khẩu hoa tăng lên. Ngoài ra còn một số lý do khác như do sự lão hóa của người trồng, thiệt hại do bão và giá nhiên liệu tăng mạnh dẫn đến việc giảm sử dụng nhà kính để canh tác.

Sản lượng hoa và cây cảnh

Sản lượng hoa và cây cảnh đạt 380,1 tỷ yên trong năm 2015, chiếm 4% tổng sản lượng nông nghiệp. Trong tổng sản lượng hoa và cây cảnh, hoa cắt cành chiếm khoảng 60%, cây trồng trong chậu khoảng 30% và cây giống hoa thảm khoảng 10%. Trong số các loại hoa cắt cành thì hoa cúc đứng đầu (chiếm 18%) tổng sản lượng hoa và cây trong năm 2015, tiếp theo là hoa lan nhiệt đới (9%), hoa ly (6%), hoa hồng (5%). 

Description: C:\Users\admin\Pictures\hoa nhat ban-11.jpg

Công viên Nông nghiệp Akebonoyama ở tỉnh Chiba

Sản xuất hoa và cây cảnh

Diện tích trồng hoa, cây cảnh đã giảm 26%, kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2000 (từ 48.000ha xuống còn 28.000ha). Hoa cắt cành chiếm diện tích sản xuất lớn nhất, khoảng 80% tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh và nó cũng đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể nhất, khoảng 25% về diện tích.

Các khu vực sản xuất hoa, cây cảnh chính ở Nhật Bản là tỉnh Aichi, Chiba và Fukuoka. Ở tỉnh Aichi, hoa là một lĩnh vực nông nghiệp quan trọng, chiếm 20% tổng sản lượng nông nghiệp, với doanh thu năm 2015 đạt 62,6 tỷ yên. 85% các hộ nông dân mới chọn rau, quả và hoa làm cây trồng chính.

Description: C:\Users\admin\Pictures\hoa nhat ban-3.jpg

Sản xuất hoa cúc ở tỉnh Aichi

Mặc dù số lượng hộ nông dân thương mại trồng hoa ngày càng giảm, từ 88.000 hộ (năm 2000) xuống còn 58.000 hộ (năm 2015), nhưng có một thực tế là tỷ lệ người trẻ (dưới 45 tuổi) tham gia trồng, kinh doanh hoa lại tăng gần gấp đôi so với những người trồng lúa trẻ.

Hoa nhập khẩu

Theo số liệu thống kê năm 2015, khối lượng hoa, cây cảnh nhập khẩu chỉ chiếm 12%, còn lại 88% là hoa sản xuất trong nước.

Description: C:\Users\admin\Pictures\hoa nhat ban-13.jpg

Nhân viên hải quan Nhật Bản kiểm tra các lô hoa nhập khẩu từ nước ngoài

Các nhà xuất khẩu chính vào thị trường Nhật Bản là Colombia, Malaysia, Trung Quốc, Kenya, Mỹ, Hà Lan... Khoảng 80% lượng củ giống hoa được nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan.

Xuất khẩu cây và hoa

Hoa Nhật Bản đẹp vì kỹ thuật canh tác tiên tiến và được sản xuất bởi sự nhạy cảm tinh tế của người trồng Nhật Bản. Chính vì vậy hoa của Nhật Bản được xuất khẩu trên toàn thế giới và được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, chủ yếu là phục vụ những người có thu nhập cao.

Cây công trình, bonsai và cây trồng trong chậu chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu trong năm 2016 (8,8 tỷ đồng). Hoa cắt cành chiếm tỷ lệ xuất khẩu thấp nhưng giá trị lại tăng lên đáng kể. Kể từ năm 2013, giá trị xuất khẩu hoa cắt cành đã tăng mạnh từ 0,17 tỷ yên lên 0,72 tỷ yên. 

Nghiên cứu, phát triển hoa - cây cảnh

Nhật Bản không chỉ là một trong những nhà xuất khẩu hoa cao cấp lớn nhất thế giới, mà còn là nhà phát triển chính của các giống mới. Phần lớn công việc tạo giống hoa mới được thực hiện bởi các công ty tư nhân và người sản xuất. Hơn 70% các giống hoa cát tường, hoa long đởm và Violet cải tiến trên thế giới được phát triển bởi Nhật Bản. Và các giống cải tiến thuộc họ cây Mao Lương do Nhật Bản phát triển chiếm khoảng 50% trên thế giới. Hơn nữa, số liệu thống kê cũng cho thấy tại Nhật Bản có khoảng 1.000 chuyên gia giàu kinh nghiệm về cải tiến giống, những người cam kết cung cấp cho thế giới những bông hoa chất lượng cao của Nhật Bản. 

Description: C:\Users\admin\Pictures\hoa nhat ban-7.jpg

Các giống hoa mới của Nhật Bản được trưng bày tại Triển lãm Hoa, Cây cảnh Trung Quốc (2017)

Bên cạnh đó, Viện Khoa học Rau và Hoa (thuộc Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm Quốc gia) cũng đang nghiên cứu phát triển các công nghệ để giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng; nâng cao độ bền hoa và cải thiện khả năng kháng bệnh cho cây hoa. Cụ thể:

- Đã phục tráng được cây hoa pansy cánh kép đã bị tuyệt chủng ở nước ngoài, cũng như phát triển các giống hoa anh thảo màu vàng đầu tiên trên thế giới.

- Áp dụng thành công công nghệ sản xuất hoa cát tường vào mùa đông với chi phí thấp (giảm 50% mức tiêu thụ nhiên liệu, chi phí sản xuất dưới 100 yên mỗi bông hoa).

- Thử nghiệm thành công công nghệ sản xuất hoa tiết kiệm năng lượng sử dụng hệ thống sưởi và chiếu sáng bằng đèn đỏ sau khi mặt trời lặn. Kết quả giúp giảm 30% mức tiêu thụ nhiên liệu, thúc đẩy sự ra hoa sớm hơn và rút ngắn thời gian trồng trọt từ 7 đến 10 ngày.

- Sử dụng các phương pháp bảo quản thích hợp trong từng giai đoạn sản xuất, phân phối, bán lẻ và tiêu thụ giúp tăng độ bền hoa cắm thêm 30%. Bên cạnh đó, tích cực phát triển các giống mới, ví dụ như giống hoa cẩm chướng ‘Miracle Rouge’ và ‘Miracle Symphony’ có độ bền hoa cao hơn gấp ba lần so với các giống thông thường.

Description: C:\Users\admin\Pictures\hoa nhat ban-5.jpg

Giống ‘Miracle Rouge’ và ‘Miracle Symphony’ (ở giữa) sau cắm lọ 18 ngày

- Phát triển và trồng trọt những giống có khả năng kháng bệnh cao, ví dụ như giống hoa cẩm chướng mới có tên là ‘Men Hanakoi Rouge’, có sức đề kháng cao chống lại bệnh héo xanh vi khuẩn. Đồng thời rút ngắn thời gian tạo giống kháng bệnh bằng cách sử dụng chỉ thị phân tử để xác định cây có sức đề kháng cao.

Theo Tạp chí VNHS

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng