Thời gian 23/11/2024 12:03 SA (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Lộ trình cây  cảnh Việt Nam

Nguyễn Tiến Thành

Ngắm thỏa sức với cây cảnh nghệ thuật ở Hoàng Thành Thăng Long ...

 

    "Nghề làm cây cảnh”. Tôi quan tâm suy nghĩ nhiều về 4 từ này mà ông cha ta đã đặt tên cho một ngành nghề: “nghề làm cây cảnh”. Như Vậy là từ xa xưa, tiền nhân ta đã nhận thức cây cảnh là một sản phẩm hàng hoá, làm ra để bán, chứ không thuần tuý ở thú thưởng ngoạn. Đã là nghề thì bất kỳ nghề nào cũng có quy mô hẳn hoi vì nghề ấy cần thiết cho nhu cầu cộng đồng. Đó là lý do cây cảnh Việt Nam tồn tại, phát triển cho đến ngày hôm nay. 

Có điều xã hội phong kiến Việt Nam là xã hội khép kín, nó tồn tại và mô phỏng theo tư tưởng Nho giáo được giai cấp thống trị lẫn bị trị chấp nhận, được phổ cập trong gíao dục và thực hành trong đời sống. Và trên thế giới có lẽ không có quốc gia nào truyền bá thuyết tam giác trở thành hồn cây cảnh tài tình như ở nước ta. Cứ nghe tên các tác phẩm cây cảnh cổ là đã rõ: phụ tử, mẫu tử, phu thê, huynh đệ, tỷ muội, quân tử, đại trượng phu, tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức v.v… lại kiêm cả chức năng giáo dục mặc dù cách giáo dục mang tính áp đặt kỷ cương, nề nếp của xã hội thời đó. Hình dáng trang trọng phân minh đến độ cứng đờ. Vẻ đẹp thì kịch mức công thức. Mỗi dáng, thế cây đều một luợng “tinh kiện" nhất định không được thừa cũng không được thiếu và phải ở những vị trí quy định.

Song ở đời cái gì cũng có hai mặt. Được cái này thì hỏng cái kia. Cái đẹp của cây cảnh cổ thì không ai là không thừa nhận. Sức giáo dục của nó cũng khỏi cần bàn. Nhưng như trên đã đề cập, mọi sự việc đều vận động theo môi trường của nó: Cấu trúc xã hội phong kiến cùng những con người của nó “tĩnh” như thế, cây cảnh cổ có muốn “động” cũng không thể đuợc vì những người làm ra nó đã không khác loài ong xây tổ: ô nào cũng giống ô nào! Bản năng thực sự đã thấy sáng tạo - đã bóp chết sảng tạo.

Song cũng ở đời: cùng thì biến. Sự biến xảy ra khi thế giới hội nhập có sự giao thoa, có sự ảnh hưởng qua lại. 

Tư duy đến đây, tôi đặc biệt muốn nói về tầm  quan trọng của “cây cảnh nghệ thuật hiện nay”. Cây cảnh nghệ thuật hiện nay thực chất là “cầu nối, là bản lề” cây cảnh của ta trong tuơng lai. Hiện tại, các nghệ nhân làm nghề cây cảnh đang tiếp thu tinh hoa nghệ thuật cây cảnh của tiền nhân ta và của thế giới. Họ kết hợp cái hay, cái đẹp của ta với cái hay, cái đẹp của người để không những đổi mới hình thế cây cảnh của mình mà còn đổi mới thẩm mỹ nữa. Và đó chính là đổi mới tư tuởng, nhận thức của mình, của dân tộc mình. Đó là cách làm đúng và cấp thiết để xây dựng nên bản sắc cây cảnh đương đại Việt Nam. Nói về thương hiệu thì cây cảnh nghệ thuật hiện nay còn xa mới bằng “cụ tổ” của nó: cây cảnh cổ. Mặc dù về hình thức cũng như nội dung của nó công thức cứng đờ, nặng tính áp đặt về nội dung tư tưởng, cây cảnh cổ cũng độc đáo, cũng một lối đi riêng như một số nước có tiếng trong lĩnh vực này.

“Cây cảnh nghệ thuật” hiện nay có phần đẹp và lạ nhưng chưa làm nên nét riêng của cây cảnh Việt Nam hiện đại như ở cây cảnh cổ đã tùng làm được. Nhưng không sao, đó là tất yếu. “Cầu nối, bản lề” mà! 

Cây cảnh của ta đang vận động để đáp ứng yêu cầu thời hiện đại, để tuơng xứng với mặt bằng thẩm mỹ thế giới. 

Trong trí nhớ của tôi vẩn còn lưu giữ hình ảnh những nam thanh nữ tú của những năm xưa đẹp là thế, quyến rũ là thế. Trong sinh hoạt đời thường là áo the, khăn xếp, là áo dài tứ thân với chiếc nón quai thao…. Nhưng giờ đây, vẻ đẹp ấy chỉ còn là vẻ đẹp của một thời đã qua và hầu như chỉ còn tồn tại trên sân khấu, văn nghệ mà thôi. Thế hệ trẻ ngày nay đã đổi khác rất nhiều: sơ mi, quần phăng, váy đầm, quần jin là chính - chúng khó mà dung nạp hoàn toàn những cái đẹp ngày xưa ấy. Nhưng hình thức và nội dung của cây cảnh nghệ thuật đương đại có thay đổi thì cái hồn Việt vẫn tồn tại ở một dạng khác cao hơn, đẹp hơn. 

Tôi nghĩ, tương lai của nghệ thuật cây cảnh Việt Nam cũng là như vậy. Khi thế giới thông thoáng bởi rào cản được rỡ bỏ, tầm mắt được phóng xa hơn, tâm hồn được thẩm thấu hương sắc đa dạng muôn nơi thì sức sáng tạo mới thực sự được kích họat. Người Việt vốn có tâm hồn đẹp lại khéo tay, đã làm rất tuyệt vời cây cảnh cổ thì cũng làm kỳ tuyệt  cây cảnh trong tương lai, mà thực tế hiện nay nó đã và đang được kích hoạt, đã và đang chuyển mình.

Thời gian để vươn lên đỉnh cao, sánh vai cùng bốn biển năm châu phải cần bao lâu? Thì cũng giống như kết quả của tình yêu: cũng phải đủ chín tháng mười ngày chứ! Đến lúc ấy nó sẽ đạp chân đòi ra. “ 

Cứ quan sát những người làm nghề đang lao tâm khổ tứ tư duy, học tập và trao đổi, thưc hành mạnh bạo để trong mấy năm vừa qua đã cho trình làng những mẫu mã cây cảnh mới dù nghệ thuật chưa cao thì ta hoàn toàn có niềm tin chỉ trong tương lai gần, không lâu lắm đâu. Ngày nay, tri thức con người phát triển với tốc độ một năm bằng cả trăm năm, thậm chỉ vài trăm năm so với thời xưa. 

Muốn ngày ấy đến mau, hơn ai hết, những người làm sinh vật cảnh, cụ thể là những người làm cây cảnh nghệ thuật chúng ta, chỉ có một cách là học tập và làm theo lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. 

Muốn vậy, không thể không học: Học- học nữa- Học mãi; Học thầy, học bạn, học sách báo và sóng bước  với chúng ta đang còn có người bạn tri kỷ, tâm giao, ấy là tờ Việt Nam Hương Sắc.

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng