Thời gian 22/11/2024 12:21 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Kỹ thuật trồng Sung ra trái vào dịp Tết

Những trái cây được chưng cúng ông bà trong những ngày tết cổ truyền người Á Đông không thể thiếu cành sung.

Cây sung thân gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ dâu tằm. Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tại những nơi có đất ẩm phát triển rất tốt ở khu vực gần bờ ao, sông, suối. Cây sung có tên khoa học gần Ficus Racemosa Họ (fanilia) Moraceae. Theo quan niệm dân gian, sung là  loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tràn đầy.

Sung là biểu tượng cho ý tưởng hầu hết mọi tầng lớp trong ba miền của đất nước từ các vùng xa xôi, dân dã, cho đến các vùng đô thị nhộn nhịp ai cũng thích chưng tết một cành trái sung trong mâm ngũ quả. Đó là đặc trưng của tính phương Đông.

Trồng sung mà không ra trái, thì tâm lý người trồng cây kiểng thấy phiền và bực vì mỗi năm có một lần dùng trái để chưng cúng ba ngày tết.

Thực tế trong thiên nhiên hiện nay theo tôi được biết có hai loại sung mà vùng địa phương tôi thường gọi là sung “nếp” và sung “gạo”.

Sung nếp đọt lá và thân có hơi màu tím sẫm, khi cho trái to hơn sung gạo, có màu tím sẫm rất đẹp.

Sung gạo thì màu xanh bình thường khi cho trái thì trái nhỏ hơn, ban đầu màu xanh, chín thì màu đỏ ửng.

Còn sung đực và sung cái (theo từ địa phương) thì theo tôi sung đực ban đầu còn con thường có rễ chuột to đâm thẳng xuống. Nếu người chơi không cắt bỏ rễ chuột thì nó phát triển rất nhanh, cho ra lá to và mắt thưa, khó mà tạo dáng sần sùi. Cũng trồng trong chậu có dinh dưỡng nhiều đạm, nhiều vi sinh thì thời gian ra trái rất lâu từ 3 năm đến 4-5 năm. Có nghĩa là chừng nào cây sung đó phát triển hút hết dinh dưỡng trong chậu, thì lúc đó sẽ cho ra lá nhỏ trong thời gian đó cây sung có trạng thái nghỉ, vàng lá và rụng. Các mầm ở trong cái mắt của lá hoặc trong các u dần sần sùi phát triển không ra nhánh, ra lá mà ra các vòi và đơm ra các nụ kết thành trái.

Còn sung cái ngay ban đầu đã có rễ chùm, đẻ nhánh rất nhiều, và cũng chính cây sung này theo các nhà vườn trồng nhiều sung cho đây là loại trồng mau cho trái và trái sai.

Nói tóm lại theo kinh nghiệm riêng tôi, muốn trao đổi với các bạn đọc: Ngay thời điểm ban đầu trồng một cây sung con vào trong chậu. Đất trồng chậu phải đất thịt (không phải đất phù sa) có tính chất nghèo dinh dưỡng. Mục đích để cho cây sung phát triển chậm cho ra lá nhỏ và mắt lá nhặt lại để tạo dáng.

Để chậu sung nơi có ánh sáng suốt ngày, tưới nước thường xuyên vừa đủ độ ẩm. Sau khi cây sung phát triển đầy đủ có vóc dáng, khỏe đẹp, khoảng một năm rưỡi. Bạn muốn nó ra trái thì hãy kiên trì, để chậu khô đất khoảng 2–3 ngày, tưới ít nước, thời gian kéo dài một tháng hoặc hơn, mục đích để cho lá rụng, cây sung ở trạng thái nghỉ, dinh dưỡng trong thân không cho quang hợp ánh sáng, mà chuyển thành thức ăn dự trữ, trong cái u nần, các chỗ sần sùi và nhánh ở nách lá.

Sau đó bạn hãy xới đất, bón phân vi sinh hoặc phân chuồng đã hoai và tưới nước trở lại bình thường. Nên dùng nước vo gạo cùng với bánh dầu đậu phọng ngâm chung. Thỉnh thoảng có một thìa phân NPK. Thời gian này cây sung bắt đầu phát triển trở lại, chúng ra các mầm và các vòi, đơm nụ và nụ kết trái. Hết đợt trái này khoảng tháng rưỡi, bạn tiếp tục dùng phương pháp trên hy vọng sung sẽ cho ra trái liên tục trong những ngày tết đáp ứng sự mong mỏi của các bạn.

Sung là loại cây tứ quý mang lại nhiều ý nghĩa sung túc, đầy đủ chưng trong mâm ngũ quả ngày tết cho mọi gia đình.

 

                                                                Dư Hữu Đức

                                                     Hội SVC TP. Hồ Chí Minh

 

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng