Thời gian 22/11/2024 1:44 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

Khái niệm Sa trong Phong thủy

Sa là các hạt cát, sỏi. Trong phong thủy, sa chỉ các ngọn núi (Quan sơn, Quỷ sơn, Cầm sơn, Diệu sơn), gò xung quanh huyệt mộ.


Theo vị trí và hình dạng khác nhau, sa được chia làm các loại: Thị sa, Vệ sa, Hộ sa, Triều sa, Nghênh sa,…
Ý nghĩa của sa rất rộng. Sa còn chỉ tất cả các gò đống có hướng nghênh triều huyệt mộ. Từ Kế Thiện trong sách Địa lý nhân tử nên biết chương Sa pháp nói: “Cái gọi là sa chỉ các ngọn núi gò trước sau, phải trái, xung quanh huyệt mộ… tiền trào, hậu lạc, tả long, hữu hổ, la thành, thị vệ, thủy khẩu là những ngọn  núi gò đất xung quanh ở gần huyệt mộ”. Đồng thời, sa còn chỉ các núi xung quanh ở gần huyệt mộ như Quan sơn, Quỷ sơn, Cầm sơn, Diệu sơn.”

Sa có 9 hình loại: Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Phá Luân, Tả Phụ, Hữu Bật.

Giữa huyệt và sa có quan hệ vua – tôi. Sa nên thanh tú, tròn, tươi, đẹp như các cung tần phi nữ trong cung. Sa phải triều, nghênh, thuận, khiêm như các đại thần dưới điện. Sa phải quây quần xung quanh huyệt để bảo vệ.

Trong Kham Dư mạn hứng của Lưu Cơ có viết: “Trước sau huyệt mộ phải có các núi hộ vệ như các binh tướng lập trại xung quanh cung vua, nhất hô bách ứng. Huyệt mộ như vậy mới kết. Xét huyệt phải xem sa hộ vệ. Sa thủy triều nghênh bao bọc hộ vệ huyệt thì phú vô biên”.

Cát sa là địa thế vuông, ngay ngắn. Hung sa là địa thế lồi lõm, lởm chởm, vỡ. Phúc, họa của người phụ thuộc vào sa hung hay cát. Các nhà phong thủy học cho rằng, sa đầy đặn, con người khỏe mạnh; sa sáng người đạt; sa thanh tú, người đẹp; sa dài người dũng; sa thuận người hiếu; sa vỡ người bi; sa co người thấp; sa nghịch người ngỗ ngược.

Sa tốt hay xấu cũng không phải hoàn toàn do tự nhiên.

Tuấn Linh ST

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng