Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà đa số người chơi là vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhả không lỗi thời này lại càng tăng, trong đó có nhiều bạn mới tập chơi cá cảnh hỏi Lân rất nhiều các câu hỏi từ đơn giản cho đến phức tạp, nhưng theo Lân thống kế thì đa số là toàn các bạn mới chơi cá cảnh đặt rất nhiều câu hỏi như: Vì sao tôi nuôi cá cảnh hay bị chết? Hôm nay mình viết bài này để hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản nuôi cá cảnh dành cho những bạn mới tập chơi cá cảnh để có thể hạn chế được việc con cá yêu của bạn bị chết.
Chọn loại cá:
Đầu tiên bạn phải biết mình sẽ nuôi cá gì:
– Chọn theo kích thước: cá cảnh loại to (to bằng bàn tay trở lên),cá loại bé (chỉ cỡ 1-2 ngón tay)
– Chọn theo giá tiền: Cá cao cấp giá trên 300 nghìn, có con lên tới 20 triệu. Cá giá trung bình từ 100 – 300 nghìn, cá giá thấp dưới 100 nghìn (người mới chơi cá nên tập nuôi loại này trước, sẽ tiết kiệm chi phí).
– Với các loại cá to, do cá đắt tiền nên sẽ có riêng giấy chứng nhận và bạn nên tham khảo ở chủ cửa hàng cá, họ sẽ hướng dẫn tỉ mỉ cho bạn.
Nguồn nước nuôi cá cảnh
Nguồn nước nuôi cá phải là nước sạch không chứa các các hóa chất độc hại, chất sát khuẩn . Đa số người nuôi cá cảnh ngày nay dùng nước máy để làm nguồn nước nuôi cá cảnh tuy nhiên nguồn nước máy có chứa rất nhiều chất sát khuẩn đặc biệt là clo gây hại cho cá. Nếu bạn dùng trực tiếp cá có thể chết ngay do lượng clo trong nước quá lớn, vì thế khi dùng nước máy bạn cần phải khử clo cho nước bằng các cách sau :
– Cho nước ra một chiếc thau để nước sau khoảng 24 tiếng cho clo bay đi hết rồi với cho vào bể cá hoặc sau khi nước bơm lên bồn chứa sau 24 tiếng với được sử dụng
– Dúng dung dịch khử nước mới có bán tại cửa hàng có tác dụng khử clo để khử nước
– PH của nước cũng cần phải chú ý nếu PH của nguồn nước nhà bạn quá cao hoặc quá thấp bạn nên sử dụng dung dịch điều chỉnh PH. việc xác định PH bạn có thể dùng bút thử PH hoặc Giấy quỳ . Nhưng đa số các nguồn nước ở nước máy đều có PH ổn định phù hợp với việc nuôi cá.
Cách cho cá cảnh ăn
Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…
Kích thước hồ cá
– Cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải. Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxi, nước nhanh đục và bẫn
– Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp
– Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con loài cá nhỏ như cá bống, cá betta…
Ánh sáng, nhiệt độ và oxi cho bể cá
– Nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 – 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt. Ngoài ra trong thời gian cá bị bệnh, bạn có thể tăng thêm nhiệt độ để loại bỏ các vi khuẩn, vi nấm có hại trong nước. Vào mùa lạnh, bạn nên đầu tư cây sưởi kết hợp với nhiệt kế đo độ nước để cá không bị chết rét.
– Canh chỉnh ánh sáng cho bể cá: cần đặt hồ cá nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp vì nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Tùy tình huống có thể sử dụng đèn công suất nhỏ cho hồ cá với liều lượng khoảng vài giờ trên/ngày (Bật ban ngày dưới 8 tiếng và tắt ban đêm cho cá nghỉ ngơi. Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa…
– Lưu ý cần bật oxi cho hồ cá thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì nên sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn….
Các tân binh mới vào nghề có thể tham khảo thông tin ở trên với hướng dẫn cơ bản và chi tiết về cách nuôi cá sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ và lúng túng hơn. Nếu chịu khó học hỏi và nghiên cứu thêm thì không lâu sau bạn sẽ thành công và có bể cá đẹp như ý!
Minh Đức ST
Tin tức khác