Ngành văn hóa nghệ thuật sinh vật cảnh với nhiều bộ môn lý thú, rung động lòng người như: Cây, đá, cá, chim, gỗ lũa, hoa, cây khô nghệ thuật,….
Đá là một trong những bộ môn lớn có nhiều vai trò và thể loại phong phú:
Hòn trống mái
Đá kết hợp với cây tạo nên những hòn non bộ lung linh, là hình ảnh thu nhỏ một trái núi vào khuôn viên sân vườn; đá làm điểm tựa cho việc ký cây, thể hiện sức sống mãnh liệt của muôn loài. Đá cảnh là một bộ môn có sức thu hút đặc biệt lôi cuốn lòng đam mê của bao nhiêu giới thưởng ngoạn, nó khác hẳn với cây cảnh nghệ thuật ở chỗ: cây cảnh tùy thuộc vào cây phôi và bàn tay cắt tỉa uốn kéo của con người còn đá cảnh suiseki không cho phép sự tác động của cưa, kéo. Nó đòi hỏi người chơi ở công phu sưu tầm, một đôi mắt tinh tường, một óc tưởng tượng phong phú để phát hiện ra nó có hình tượng gì, đặt ở tư thế nào để khai thác hết vẻ đẹp tiềm ẩn của nó. Sưu tầm được bộ đá cảnh suiseki có lớp lang hiện hình khác hoặc cùng một chất đá cùng một loại vân hoặc khác vân thì có lẽ nhà sưu tầm Nguyễn Ngọc Nguyên ở Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là người thành công. Sự thành công này là do lòng đam mê cháy bỏng, với ý kiến định tìm tòi và một cơ duyên may mắn.
Mầm sinh linh
Khởi đầu từ hòn trống mái, đến mầm sinh linh, thiên thần bé nhỏ ra đời, đến độ trưởng thành như cô gái chân dài, nàng tiên cá, đi tìm kiếm, bâng khuâng bên dòng suối thác, cả một quá trình sinh trưởng tới ngàn năm để có một tác phẩm và các khúc tâm trạng của con người. Ta chỉ còn biết kêu lên: “Tạo hóa sao mà hữu tình như vậy!”
Thiên thần bé nhỏ ra đời
Cô gái chân dài
Nàng tiên cá
Nguyễn Đức Ngà
Tin tức khác